Home Authors Posts by Minh Thư

Minh Thư

67 POSTS 0 COMMENTS

Đối mặt với khó khăn kép bởi Covid-19 và Nghị định 100, Ngành Bia cần hiểu gì về người dùng tiềm năng?

0

Có thể nói 2020 là một năm đầy thách thức, khó khăn đặc biệt bởi sự bùng phát của bệnh dịch đến hầu hết tất cả các ngành nghề. Ngành Bia cũng chịu không ít tác động xấu bởi khoảng thời gian dãn cách xã hội. Không chỉ vậy, Nghị định 100 của chính phủ về xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia trở thành gọng kìm thứ 2 làm giảm đáng kể nhu cầu tiêu thụ bia của người tiêu dùng.

Dù vậy, bất chấp khó khăn, ngành Bia vẫn đạt được những con số ấn tượng:

  • 4.4 tỉ lít bia được tiêu thụ ( chỉ giảm 4% so với 2019)
  • Bình quân mỗi người dân uống trên 43 lít bia mỗi năm.
  • Việt Nam là nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á, và đứng thứ 3 khu vực châu Á Thái Bình Dương (chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc).

và vẫn còn nhiều tiềm năng:

  • Bia là đồ uống chiếm hơn 90% lượng đồ uống có cồn tiêu thụ tại Việt Nam.
  • Độ tuổi trung bình của người dân VN là 27,8 tuổi so với 35,5 tuổi của Trung Quốc.
  • 56% người tiêu dùng Việt Nam dưới 30 tuổi
  • Tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi từ 12 triệu người (2014) lên 33 triệu người (2020)
  • Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 1 triệu người đạt độ tuổi hợp pháp để uống đồ uống có cồn (18 tuổi).

Như vậy, để đối mặt với thách thức, nắm vững những cơ hội, việc tìm hiểu những suy nghĩ, hành vi của người tiêu dùng tiềm năng là vô cùng quan trọng. Bởi từ đó, những chiến lược kinh doanh, chiến dịch quảng cáo sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Báo cáo Tổng quan thị trường Bia 2020 và những sự thật ngầm hiểu về người tiêu dùng tiềm năng” sẽ cung cấp những góc nhìn về:

  • Bức tranh toàn cảnh thị trường Bia Việt Nam năm 2020 dưới tác động của đại dịch và Nghị định 100, cùng một số hoạt động nổi bật của các ông lớn năm qua.
  • Đi sâu tìm hiểu mối quan tâm của NTD: Sản phẩm nào đang chiếm lĩnh tâm trí họ? Bởi yếu tố nào?
  • Báo chí đang đưa tin tích cực hay tiêu cực và mức độ tiếp cận của những tin tức đó đến NTD tiềm năng như thế nào?
  • Cuối cùng là hướng tiếp cận, hình ảnh và hành vi nhóm độc giả tiềm năng trên hệ thống Admicro (Nam giới thuộc Gen Z và Millennial)

Vui lòng điền các thông tin nho nhỏ dưới đây để Team mình gửi báo cáo chi tiết cho bạn nhé:

    Một số hình ảnh trong BÁO CÁO

    Admicro Userbook Quí 4-2020

    0
    Digital analytics data visualization, financial schedule, monitor screen in perspective

    Báo cáo cung cấp số liệu, thông tin về Admicro network được cập nhật hàng quý. Nội dung bao gồm:
    – Thông tin demographic của Audience
    – Hành vi của Audience theo 5 nhóm tuổi (<18, 18-24, 25 – 35, 36 -50 và trên 50)

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để tải báo cáo này:

      Giành trọn trái tim và tâm trí của người Việt Nam trong dịp Tết.

      0

      Tại Việt Nam, Tết Nguyên đán  là dịp lễ quan trọng và được mong đợi nhất trong năm, khoảng thời gian khi đất nước tôn vinh các giá  trị truyền thống và phong tục tập quán đa dạng, mọi người dành chút thời gian đề suy ngẫm về quá khứ và hướng tới những khởi đầu mới.

      Năm ngoái, chúng tôi đã thảo luận về ba cách các nhà tiếp thị có thể sử dụng để kết nối với khách hàng nhân dịp vui này. Cung cấp các đề xuất cho thương hiệu làm thế nào để cắt giảm sự lộn xộn, bằng cách tạo ra các chiến dịch đáng nhớ nói tới nhu cầu thực tế và thấu hiểu về người tiêu dùng.

      Tuy nhiên, năm nay, giống như các ngày lễ khác trên thế giới, mọi người tổ chức Tết hơi khác một chút. Thay vì mạo hiểm ra ngoài để thăm gia đình và bạn bè, hoặc mua sắm tại cửa hàng yêu thích của họ, mọi người có xu hướng sử dụng các phương tiện trực tuyến do dịch COVID-19, điều này thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của đất nước.

      Trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng gần đây do Google thực hiện, chúng tôi thấy rằng 44% người dùng Việt Nam đã mua sắm trực tuyến các loại sản phẩm mà họ thường mua tại cửa hàng. Đồng thời, các thương hiệu đã nhanh chóng chuyển dịch, tìm kiếm cách kết nối với người tiêu dùng trên các nền tảng và kênh mà khách hàng của họ dựa vào để có thông tin, khám phá và truyền cảm hứng sáng tạo.

      Tại đây, chúng tôi xem xét kết quả khảo sát một cách sâu hơn, về việc các nhãn hàng Việt Nam đã phản ứng như thế nào với những biến đổi chưa từng có trong hành vi của người tiêu dùng khi xảy ra Covid-19; và làm thế nào để các marketers có thể sử dụng những insights về người tiêu dùng để có được trái tim và tâm trí của người Việt trong năm 2021.

      Truyền cảm hứng cho khán giả hướng tới Tết.

      Trong dịp Tết, người xem về lễ hội thường chuyển hướng tới các video trực tuyến khám phá nội dung theo mùa để mang tới cảm hứng và giải trí cho họ. Năm nay, trên YouTube có lượn tìm kiếm liên quan đến Tết tăng 8X, với những người tìm kiếm video liên quan tới giải trí, ăn uống, nghi lễ trong những tuần trước kỳ nghỉ lễ.

      Lì xì mừng tuổi là một phong tục truyền thống phổ biến trong dịp tết, những tìm kiếm “lì xì” (tiền may mắn) trên công cụ tìm kiếm và Youtube tăng 5X vào những tuần trước Tết. Thêm vào đó, những mâm cơm là một phần quan trọng của ngày Tết, mọi người dùng Youtube để tìm kiếm các công thức nấu ăn mới tại nhà. Video nấu ăn tăng vọt 24% vào dịp Tết so với những tháng trước đó.

      Hình 1: (Nguồn: Think With Google)

      Suntory PepsiCo, một trong những thương hiệu nước giải khát lớn nhất tại Việt Nam, đã quyết định bắt kịp xu hướng gia tăng theo mùa vụ  này bằng cách tạo ra ba video cho các sản phẩm Pepsi, Mirinda và TEA+ Plus. Các video gia đình cùng nhau quây quần ăn Tết, lan truyền cho người xem cảm xúc và nội dung ấn tượng về ngày Tết, chẳng hạn như khoảnh khắc mọi người quên tên của những người họ hàng xa,  trẻ em mong đợi tiền lì xì đỏ, ông bà hỏi han về cuộc sống của cháu. Thay vì lo sợ những khoảng khắc này Pepsi mong đợi mọi người có thể tận hưởng và lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt này bên những người thân yêu của họ.

      Biết rằng 95% người dùng internet có mặt trên Youtube, đặc biệt là trong thời kỳ Covid-19, Suntory đã lựa chọn tích hợp truyền hình và Youtube để tăng số lượng người dùng có thể tiếp cận được các nội dung theo mùa vụ. Với chiến dịch đa nền tảng này, thương hiệu đã đạt được mức tăng 19% về phạm vi tiếp cận.

      Hợp tác với người sáng tạo nội dung trên Youtube để kết nối với khán giả.

       Tết là một thời điểm phổ biến nhất để các nhà sáng tạo nội dung ra video mới, vàn năm nay, một nửa trong số 10 video Tết hàng đầu trên Youtube được tạo bởi các thương hiệu hợp tác với nhà sáng tạo.Một trong những truyền thống được yêu thích nhất của Tết là cho các gia đình ngồi lại và cùng nhau thưởng thức các chương trình giả trí như Gặp nhau cuối năm – một chương trình hài kịch châm biếm được phát sóng vào  đêm giao thừa.

      Ứng dụng công nghệ ViettelPay muốn tận dụng sự yêu thích về giải trí vui vẻ và tích cực trong dịp Tết. Thương hiệu đã tiếp cận với một số nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng nhất của Việt Nam, yêu cầu họ đồng sáng tạo một video âm nhạc với hình ảnh và phong tục tập quán độc đáo cho mùa lễ hội và văn hóa Việt Nam.

      Với sự nhẹ nhàng tinh tế phù hợp với bối cảnh Tết cổ truyền của ViettelPay, MV “ Về nhà đi con” của ViettelPay đã trở thành MV thịnh hành số 1 trên Youtube trong kỳ nghỉ lễ với video ghi lại hơn 50 triệu lượt xem, góp phần giúp chiến dịch Tết của mình đạt 1.4 tỷ lượt hiển thị và 2,8 triệu lượt tải ứng dụng ViettelPay.

      Kết quả chiến dịch Tết của ViettelPay

      Hình 2: (Nguồn: Think With Google)

      Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

      Người Việt lên mạng trong dịp tết không chỉ để giải trí, mà còn để khám phá những sản phẩm mới và được truyền cảm hứng. Trong mùa giải. 87% người Việt Nam đã sử dụng tìm kiếm, Youtube và Maps  để xem đánh giá về sản phẩm mà tìm mua hàng trực tuyến.

      Khi mọi người tìm kiếm những cách thức mới để ăn mừng trong thời gian Tết, đó là một cơ hội tuyệt vời để các thương hiệu khai thác thay đổi hành vi của người tiêu dùng và cung cấp nhiều trải nghiệm cá nhân, liên quan hơn đến những khoảnh khắc quan trọng của họ.

      Khi Covid-19 đã tạm dừng các kế hoạch tổ chức sự kiện truyền thông và hoạt náo, kích thích khách hàng, OPPO một công ty  truyền thông di động, đã phải định hình lại cách nó có thể tương tác với khách hàng để ra mắt điện thoại thông minh Reno3 mới của mình. Công ty đã quyết định tiếp cận mọi người trên các nền tảng mà họ đang sử dụng nhiều nhất bằng cách tổ chức một sự kiện ra mắt Kỹ thuật số trên Youtube. Hơn 21.000 người xem đã tham dự sự kiện và 90% duy trì cho đến khi kết thúc – phạm vi tiếp cận cao hơn đáng kể so với bất kỳ sự kiện offline nào trước đó. OPPO cũng gửi thông điệp cá nhân để tiếp cận các đối tượng khác nhau với sự giúp đỡ từ YouTube Director Mix.

      Hãy chú ý đến nhu cầu của người tiêu dùng và ngân sách của họ.

       Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến tài chính của họ và sẽ tìm kiếm những ý tưởng và lựa chọn phù hợp  với ngân sách của họ. Trong cuộc khảo sát người tiêu dùng của chúng tôi, 37% số người được hỏi cho biết họ sẽ xem xét chi tiêu ít hơn cho Tết 2021 so với năm 2020.

      Do một năm đầy thách thức, những người Việt tham gia khảo sát người tiêu dùng cho biết họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của họ(33%) và an ninh tài chính(42%) trong dịp Tết vào năm 2021, người tiêu dùng Việt Nam sẽ tìm kiếm các thương hiệu tập trung vào sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, đồng thời cung cấp các sản phẩm có giá trị nhất. and providing products that maximize value.

      Hướng tới Tết 2021.

      Tâm lí người tiêu dùng  có khả năng gây ra sự thay đổi trong thói quen ăn uống, chào hỏi và tặng quà truyền thống trong dịp Tết, vì vậy hãy suy nghĩ về việc tạo ra nội dung và trải nghiệm sẽ nói lên những mối quan tâm mới của người tiêu dùng khi chúng ta bắt đầu kỳ nghỉ lễ. Hãy nhận biết cách khách hàng muốn chi tiền của họ và giúp họ nhận được nhiều giá trị nhất trong số thu nhập cuối năm 2020.

      LinkWinning the hearts and minds of Vietnamese people during Tết – Think with Google APAC

                                                          Tổng hợp: Data-insights Admicro.

      Nguồn: Think With Google

      Year in Search 2020 – Phần 5: ” Kiểm soát tương lai.”

      0

      Phần 5: Kiểm soát tương lai.

      A. Xu hướng tìm kiếm 2020.

      Trong một năm không một ai có thể lên kế hoạch trước, mọi người đang tìm kiếm những cách thức để kiểm soát mọi thứ tốt hơn. Để đảm bảo sự an tâm, nhiều người đã bắt đầu tìm cách để kiểm soát trong tương lai và chuẩn bị sẵn sàng với những rủi ro cuộc sống của họ, tìm kiếm sự đảm bảo từ các thương hiệu.

      Hình 1: (Nguồn: Think With Google)

      Triển vọng kinh tế.

      Mọi người đang bắt đầu bảo vệ, củng cố triển vọng nền kinh tế bằng các kĩ năng, kiến thức tài chính.

      • Tăng trưởng 35% tìm kiếm về “đầu tư chứng khoán” so với mức giảm 10% năm trước tại Việt Nam.
      • Tại Ấn Độ tìm kiếm về các nguyên tắc cơ bản trong tiếp thị kỹ thuật số tăng 400%
      • Tăng 215% về các loại hình kinh doanh từ xa.
      • Các khóa học lập trình được tìm kiếm nhiều hơn 60%
      • Tăng 100% tìm kiếm về các nền tảng học tập trực tuyến tại Malaysia.
      • Tăng 30% lượt tìm từ khóa “đầu tư như thế nào” ở Úc.
      Hình 2: (Nguồn: Think With Google)

      Quản lý sức khỏe.

      Lợi ích liên quan đến sức khỏe tăng lên như là một tác động trực tiếp của đại dịch, nhưng đặc biệt thú vị là những đánh dấu về chủ động và ưu tiên quản lý sức khỏe.

      • Tăng 116% tìm kiếm về kính ánh sáng xanh.
      • Tại Indonesia tìm kiếm về duy trì sức khỏe tăng 160%
      • Lợi ích của các giải pháp thay thế trong y học tăng 20%
      • Từ khóa về các chỉ số xung bình thường trên cơ thể tăng 200% mức độ tìm kiếm ở Ấn Độ.
      Hình 3: (Nguồn: Think With Google)
      • “Cách phòng tránh” là từ khóa được tìm kiếm ở Việt Nam tăng 40% so với năm trước.

      B. Gợi ý cho các thương hiệu.

      Trao đổi để cung cấp quyền lợi cho khách hàng của bạn, không lấn át họ.

      Đồng ý với các điều khoản và điều kiện thường là một bước bắt buộc trước khi truy cập một ứng dụng. Một nghiên cứu gần đây đã khám phá độ dài T&C của các ứng dụng phổ biến và phát hiện ra rằng 13 ứng dụng hàng đầu có nhiều từ trong T&C của họ hơn bất kỳ cuốn tiểu thuyết Harry Potter nào.

      Giảm rủi ro cho người tiêu dùng của bạn

      Chương trình thử trước khi mua của EcoWorld là một cách sáng tạo để hấp dẫn các chủ nhà tiềm năng. Các nhà phát triển bất động sản Malaysia thiết kế một chương trình cho thuê, nơi mọi người có thể thử một ngôi nhà trước khi quyết định có hay không mua nó, với các tùy chọn đóng góp như 30% cho thuê đối với giá của ngôi nhà.

      Hình 4: (Nguồn: Think With Google)

      Hành động nói to hơn lời nói với nhà bán lẻ Hồng Kông Meiyume, người đã cài đặt bộ phân phối mẫu không cảm ứng trong cửa hàng của họ để giải quyết bất kỳ mối quan tâm sức khỏe nào liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm thử nghiệm.

      Hành động nhiều hơn lời nói của nhà bán lẻ Hồng Kông Meiyume, người đã cài đặt bộ phân cảm ứng miễn phí trong cửa hàng của họ để giải quyết bất kỳ mối quan tâm sức khỏe nào liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm thử nghiệm.

      Đối với các mô hình B2B(Business To Business), hãy nghĩ về cách cung cấp hỗ trợ lâu dài cho các đối tác của bạn.

      Để thúc đẩy doanh số bán hàng tại Trung Quốc, nhà sản xuất dầu nhớt động cơ Castrol đã cung cấp không gian quảng cáo miễn phí cho các xưởng sửa chữa độc lập làm tăng doanh số bán các sản phẩm của Castrol. Khoảng 6.000 hội thảo được hưởng lợi từ chiến dịch, và Castrol báo cáo doanh số tăng 44%.

      Cung cấp thông tin để cho phép khách hàng thao tác một cách dễ dàng.

      Hỗ trợ người tiêu dùng đưa ra quyết định bằng cách cung cấp các thông tin quan trọng với tiện ích mở rộng quảng cáo tìm kiếm. Bằng cách bao gồm những chú thích, giá, vị trí liên kết. Điều này không chỉ giúp mọi thứ dễ dàng hơn cho khách hàng mà còn giúp thương hiệu dễ tìm hơn với khả năng hiển thị lớn hơn trên trang kết quả tìm kiếm.

      Nhận ra vai trò của các thương hiệu trong việc cung cấp quyền cho người dùng để phát triển bộ kỹ năng.

      Grow with google là một trung tâm hợp nhất các nguồn lực cho người tìm việc và doanh nghiệp để tăng kỹ năng cho bản thân và nhân viên của họ. Một sáng kiến ví dụ là Skills Ignition SG, nơi Grow with Google hợp tác với chính phủ Singapore để xây dựng các kỹ năng theo yêu cầu cho tương lai kỹ thuật số thông qua đào tạo nghề và tại chỗ.

      Phần 6: Tổng hợp giải pháp cho doanh nghiệp.

      1. Các vấn đề cá nhân

      Chỉ tập trung vào sự đa dạng, công bằng và hòa nhập là chưa đủ. Cần có sự đồng cảm với nhiều hoàn cảnh mà người tiêu dùng phải đối mặt và tiếp cận chính xác với những người đang tìm kiếm sự trợ giúp – cả hai điều đó đều tác động đến trải nghiệm cho thương hiệu của bạn.

      • Xem xét hành trình cá nhân của người tiêu dùng để giải quyết sự bất bình đẳng hệ thống và đưa sự đồng cảm vào chiến lược tiếp thị của bạn.
      •  Xây dựng để có tính toàn diện, tổng thể và ngay từ đầu để đáp ứng nhu cầu sâu sắc hơn của khán giả. Chú ý đến giai điệu và thời gian – chúng quan trọng.
      •  Sử dụng các công cụ và công nghệ để luôn cập nhật nhu cầu cụ thể và không ngừng tăng của khán giả.

      2. Mục đích cao hơn.

       Mở rộng phạm vi của bạn để tạo kết nối có ý nghĩa với người tiêu dùng, ngoài trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp truyền thống. Tích cực hỗ trợ cộng đồng và tích hợp tính bền vững vào các giá trị thương hiệu của bạn.

      • Tạo ra những cách thức mới để người tiêu dùng kết nối với môi trường và với nhau.
      • Làm cho các giá trị kinh doanh và thực tiễn nội bộ của bạn trở thành một phần hiển thị ra ngoài của thương hiệu.
      • Kết nối với khách hàng tiềm năng trong cộng đồng lân cận.

      3. Hoàn thiện bản thân.

      Hãy thách thức doanh nghiệp của bạn kiểm tra lại và xác định lại các tiêu chuẩn truyền thống. Sự hiểu biết rộng hơn về nhu cầu của người dùng đồng nghĩa với cơ hội kinh doanh rộng lớn hơn.

      • Nói chuyện với người tiêu dùng của bạn như một người địa phương – có tính đến ngôn ngữ mẹ đẻ và tùy chọn định dạng của họ.
      • Suy nghĩ lại ranh giới kinh doanh của bạn bằng cách thách thức các mô hình truyền thống và khám phá các cơ hội mới.
      • Phù hợp với thế giới của họ. Điều chỉnh các giải pháp kinh doanh của bạn để phù hợp với cuộc sống và nhu cầu của người tiêu dùng.
      • Làm cho nó dễ dàng: nhiều thời gian trực tuyến đồng nghĩa với việc cần hạn chế đối với những sai lầm kỹ thuật số.

      4. Tiếp cận ngọt ngào.

      Các thương hiệu gây ngạc nhiên và thích thú có thể gặt hái được phần thưởng từ sự yêu thích của người tiêu dùng – đặc biệt là khi họ làm điều đó với sự đồng cảm, những trải nghiệm và thách thức độc đáo với mọi người.

      • Hiểu quan điểm của người tiêu dùng để làm cho mọi thứ trở nên thú vị theo cách cá nhân hơn.
      • Hãy hài hước (Tất nhiên là có ý tốt).
      • Giúp chia sẻ niềm vui dễ dàng hơn.

      5. Kiểm soát tương lai

      Giải thích cho mong muốn của người tiêu dùng về sự an tâm, giảm rủi ro và tư duy hoạch định tương lai khi xây dựng chiến lược kinh doanh và truyền thông của bạn.

      • Giao tiếp để cung cấp quyền lợi cho khách hàng của bạn, không lấn át họ.
      • Hãy sáng tạo để giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng và cho phép họ hành động trên thông tin một cách dễ dàng.
      • Suy nghĩ về các cách để cung cấp hỗ trợ lâu dài hơn cho các đối tác của bạn theo quan điểm B2B (Business To Business).
      • Nhận thức được vai trò của thương hiệu trong việc trao quyền cho mọi người phát triển bộ kỹ năng của họ.
      Bài viết này được trích dẫn từ “Think With Google” và là một phần trong tổng báo cáo “Year in search 2020″

      Linkhttps://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac/feature/year-in-search-for-brands/

                                                          Tổng hợp: Data-insights Admicro.

      Nguồn: Think With Google

      Year in Search 2020 – Phần 4: “Tiếp cận ngọt ngào”

      0

      Phần 4: Tiếp cận ngọt ngào.

      A. Xu hướng tìm kiếm 2020.

      Hạnh phúc và niềm vui luôn được chào đón, giữa một năm của những thách thức lịch sử, người tiêu dùng đang tiếp nhận các thương hiệu khơi dậy niềm vui và tạo ra một không  gian an toàn để họ nghỉ ngơi.

      Với hàng triệu việc làm bị mất trên toàn thế giới, nhiều người đang trên bờ vực của nghèo đói, mức độ nghiêm trọng của đại dịch không thể xem nhẹ. Trong khi một thương hiệu không lường trước được việc phải giải quyết những thách thức này, đưa tới một trường hợp cần thiết phải hỗ trợ trong một thời gian dài khó khăn trên toàn thế giới.

      Sau khi bắt đầu đại dịch, một cuộc khảo sát đã hỏi những người trả lời điều gì là quan trọng nhất cho họ. Trong số tất cả các khu vực, APAC là khu vực duy nhất để xếp hạng “ có một thái độ tích cực” là yếu tố quan trọng nhất, vượt qua “dành thời gian cho gia đình” và “ổn định về tài chính”. Điều này có nghĩa là trong số những việc làm hài lòng người tiêu dùng thì giờ đây nó có giá trị nhiều hơn bao giờ hết.

      Dữ liệu – Downtime .

       Với những hạn chế đi lại và những thách thức mà nhiều người phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày của họ, nhiều người đã tìm kiếm các hình thức thay thế của thời gian lãng phí.

      • Tăng 1900% tìm kiếm từ khóa ở nhà trên internet Hong Kong.
      Hình 1: (Nguồn: Think With Google)
      • Tại Nhật Bản từ khóa “lái xe trong nhà hát” tăng 700%
      • Indonesia, Pakistan, Malaysia, Philippines, Ấn Độ là những nước có mức độ tăng trưởng về tìm kiếm “memes”. Ấn Độ, Pakistan và Philippines nằm trong top 5 quốc gia có lượng tìm kiếm meme cao nhất thế giới.
      • Malaysia tăng 55% lượng tìm kiếm về trình diễn ăn uống.

      Niềm đam mê nhỏ:

      Hiện tại mọi người đang dành nhiều thời gian hơn để ở nhà, họ đang đầu tư vào niềm đam mê nhỏ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng phần ý nghĩa cho cuộc sống của họ.

      • Tăng 25% ở Pakistan hoạt động tìm kiếm về Socola.
      • Tại Thái Lan, sản phẩm ghế Gaming tăng 125% về tìm kiếm so với năm trước
      • Việc nuôi trồng cây cối ở Việt Nam được quan tâm nhiều hơn, tăng 65% các từ khóa liên quan đến thực vật như “giá đỡ thực vật”, “ cây cối trong nhà”.
      • Tại Nhật Bản việc đặt hàng dự trữ cho những người kén ăn, sành ăn có lượng tìm kiếm tăng lên 170% so với mức cùng kì năm ngoái giảm 40%
      • Tăng 55% về giao đồ ăn so với tăng 25% năm ngoái ở Pakistan.
      Hình 2: (Nguồn: Think With Google)
      • Tại Singapore các vấn đề chăm sóc sức khỏe tăng 53% lượt tìm kiếm.
      • “Súng Massage” là vấn đề được quan tâm nhiều ở Úc, tăng tới 600% lượt tìm kiếm.

      Chia sẻ yêu thương:

      Việc giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển  là một hình thức mới của cuộc sống, mọi người đã tìm cách mới, sáng tạo để hiển thị tình yêu và chăm sóc cho bạn bè, gia đình của họ.

      • Tại Singapore các vấn đề liên quan đến dịch vụ “giao bóng” tăng 95% lượng tìm kiếm.
      • Tại Úc: việc nhận nuôi một con chó Puppy có lượt tìm kiếm tăng thêm 50%.
      • Nơi để sử dụng phiếu quà tặng là vấn đề người Hàn Quốc quan tâm. Tăng 60% về lượt tìm kiếm.
      • Tăng 70% tìm kiếm từ khóa dịch vụ ship hoa tại Úc.

      B. Mở rộng cho thương hiệu.

      Làm cho mọi thứ trở nên thú vị.

      Google đã giới thiện một cách mới, thú vị để mọi người tìm kiếm, bao gồm “hum to – search” một dịch vụ giúp mọi người tìm ra tên của một bài hát bằng cách đơn giản là ngân nga hoặc huýt sáo giai điệu bài hát đó.

      Hình 3: (Nguồn: Think With Google)

      QT hotel Auckland, một thương hiệu tập trung vào cộng đồng, đã giấu 150 chìa khóa phòng trên toàn thành phố như một cuộc săn tìm kho báu, những người tìm được chìa khóa sẽ nhận được một đêm ở khách sạn miễn phí – đây là một cách tuyệt vời để tương tác với nhiều đối tượng hơn theo cách hấp dẫn.

      Một cuộc khảo sát toàn cầu hỏi người tiêu dùng họ muốn thương hiệu hiển thị như thế nào tại thời điểm này, câu trả lời chiếm tỉ lệ cao nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương là “Nhẹ nhàng và hài hước, nhưng hãy làm điều đó một cách thận trọng và có ý nghĩa”.

      Dự án Factory có trụ sở tại Úc cảm thấy rằng nhiều người bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, vì vậy họ đã có một cách tiếp cận hài hước đối với vấn đề này. Nhà phát triển đã phát hành một ứng dụng di động phát tiếng ồn nền văn phòng bao gồm ai đó ăn khoai tây chiên gần đó, la hét, thở dài, giấy nhàu nát, đánh máy và hơn thế nữa.

      Hình 4: (Nguồn: Think With Google)

      Một cách dễ dàng hơn để chia sẻ niềm vui Yamaha phát triển một ứng dụng cổ vũ từ xa cho phép người hâm mộ thể thao ở Nhật Bản thêm vào bầu không khí sân vận động trong một trò chơi, phát tiếng vỗ tay, chúc mừng, ca hát, hoặc tức giận.

      Bài viết này được trích dẫn từ “Think With Google” và là một phần trong tổng báo cáo “Year in search 2020″

      Linkhttps://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac/feature/year-in-search-for-brands/

                                                          Tổng hợp: Data-insights Admicro.

      Nguồn: Think With Google

      Year in Search 2020 – Phần 3: “Hoàn thiện bản thân.”

      0

      Phần 3: Hoàn thiện bản thân

      A. Xu hướng tìm kiếm 2020.

      Do đại dịch, các thói quen và vấn đề mới đã xuất hiện trong đó có làm việc ở nhà.

      Cùng với áp lực thời gian ngày càng tăng, người tiêu dùng ít sẵn sàng hơn với với việc mang lợi ích tối ưu cho thương hiệu. Kết quả là, một xu hướng tiêu dùng mới đã xuất hiện, thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng các thương hiệu sẽ phù hợp đáp ứng với cuộc sống của người tiêu dùng.

      Mọi người mong đợi các thương hiệu kết nối với họ như là “toàn tâm toàn ý” với khách hàng chứ không chỉ là một phần nhu cầu của khách hàng có vẻ lợi nhất cho doanh nghiệp.

      Hiểu rằng khách hàng không chỉ là “người quan tâm đến làm đẹp” mà sở thích của họ đối với lối sống xanh có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn thương hiệu mỹ phẩm và họ sẽ muốn có thể nhìn thấy các hiển thị về quy trình thử nghiệm và sản xuất.

      Kỳ vọng của người tiêu dùng tiếp tục tăng lên khi những đổi mới trong một ngành công nghiệp (gọi xe theo yêu cầu) có thể bắt đầu thúc đẩy kỳ vọng ở một ngành khác(cửa hàng tạp hóa theo yêu cầu) gánh nặng bắt kịp xu thế tạo ra cho thương hiệt chứ không phải người tiêu dùng.

      Hiệu quả công việc – cuộc sống.

      Nhiều người đang đấu tranh để quản lý công việc và nhà ở của họ chỉ dưới một không gian và trong tất cả thời gian. Kết quả là mọi người đang tích cực tìm cách để tối ưu hóa thời gian của họ trong khi vẫn duy trì phúc lợi của họ, làm cho mọi công việc hiệu quả hơn.

      • Tăng trưởng 60% tìm kiếm cho “danh sách việc cần làm”
      • Tăng trưởng 130% tìm kiếm về “trẻ em ở nhà” so với mức cân bằng trong năm trước đây
      • Tại Hàn Quốc, từ khóa “chăm sóc trẻ em” được tìm kiếm nhiều hơn 35% so với năm trước, mức này ở năm ngoái là 10%
      • Tại Ấn Độ vấn đề “làm thế nào để sản xuất” tăng 80% về lượng tìm kiếm, so với mức tăng 15% của năm ngoái.
      • Vấn đề “kiểm soát của cha mẹ” được tìm kiếm nhiều hơn 45% so với năm trước tại Nhật Bản.
      Hình 1: (Nguồn: Think With Google)

      Niềm tin – xu hướng mua sắm

      Người dùng hiện tại đang mong đợi các thương hiệu xem xét niềm tin và sở thích cá nhân của họ trên một loạt các sản phẩm và dịch vụ

      • Tăng 30% lượt tìm kiếm về thực phẩm đạt tiêu chuẩn, thực phẩm chức năng tại Việt Nam.
      • Tăng 150% tìm kiếm về thịt chay tại Nhật Bản.
      • Tại Ấn Độ tăng  90% cho các tìm kiếm về thực phẩm dựa trên thực vật. Bao gồm tăng +550% collagen gốc và 140%  bột protein gốc thực vật.
      • Trong năm qua Malaysia đã chứng kiến sự gia tăng tìm kiếm các phiên bản Halal  của các thương hiệu nổi tiếng:  550% tăng trưởng cho “toblerone halal”, 450% tăng trường cho “ovaltine halal”, và “bischoff halal” như là những thuật ngữ đột phá.
      Hình 2: ( Nguồn: Think With Google)

      Ngôn ngữ địa phương.

      Mọi người đang tìm kiếm các thương hiệu thực sự hiểu và giao tiếp được với họ. Điều này có ý nghĩa giúp cho họ tiết kiệm thời gian để dich thông tin và không mất thời gian cho tìm kiếm định dạng phù hợp cho nhu cầu của họ.

      • Tại Indonesia tìm kiếm chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Indonesia tăng 70% so với năm trước đó.
      • Tại Ấn độ tăng 90% tìm kiếm về chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Hindi.
      • Hàng đầu về tìm kiếm trong năm qua là những ngôn ngữ không phải là Tiếng Anh
      • Tìm kiếm bằng giọng nói tăng 120% tại Philippines

      B. Thương hiệu có thể làm gì?

      Thách thức cho doanh nghiệp của bạn là phá vỡ các bức tường và suy nghĩ vượt ra ngoài giới hạn về ngành công nghiệp truyền thống. Một sự hiểu biết rộng hơn về nhu cầu của mọi người  sẽ mang tới cơ hội kinh doanh rộng lớn hơn.

      Ví dụ: Nghiên cứu mới nhất  của Can’t Read, Won’t Buy từ CSA tiết lộ rằng 75% người mua sắm trực tuyến thích mua sắm sản phẩm có thông tin bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và có đến 40% người tiêu dùng sẽ không mua hàng bằng ngôn ngữ khác. Thật kì lạ khi 60% ngôn ngữ trên internet là bằng tiếng anh, trong khi chỉ có chưa tới 5.4 % dân  số toàn cầu sử dụng tiếng anh như tiếng bản ngữ.

      Một ý kiến khác cho rằng vào năm 2030, châu Á dự kiến là nơi có 59% dân số Hồi giáo trên thế giới, thể hiện cho một cơ hội rất lớn cho các thương hiệu trong khu vực. Cùng với sự tăng không ngừng của dân số là nhu cầu sử dụng sản phẩm được kiểm định tiêu chuẩn tăng. Theo báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu năm 2020 ghi nhận tăng 12% các sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn và tằng trưởng hơn 200% trong các loại Socola, món tráng  miệng và kem.

      Ngành công nghiệp thực phẩm Halal là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới có giá trị hơn 2,2 nghìn tỷ đô la.

      Hình 3: (Nguồn: Think With Google)

      Cung cấp các giải pháp dựa trên giọng nói là một cách hữu ích để tương tác với khách hàng hiện tại, cũng như thu hút những người miuws. 43% người tiêu dùng cho biết họ sẽ mua một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ một công ty mà họ chưa nghe nói đến nếu nó được đề xuất bởi một trợ lý dựa trên giọng nói. Trong thế giời với nhu cầu ngày càng tăng đối với các giải pháp không chạm, công nghệ giọng nói đã trở thành một lựa chọn  chiến lược quan trọng.

      Suy nghĩ lại về ranh giới kinh doanh. Tạo thách thức cho các mô hình công nghiệp truyền thống sẽ giúp bạn khám phá thêm các cơ hội kinh doanh mới.

      Trong suốt thời gian đóng cửa, Muji đã định nghĩa lại khái niệm “Cửa sổ mua sắm” bằng cách chuyển đổi một chiếc xe buýt tham quan không sử dụng thành một cửa hàng di động. Điều này cho phép khách hàng sống ở các vùng núi của Nhật Bản có thể dễ dàng tiếp cận trải nghiệm tại cửa hàng Muji hơn.

      Hình 4: (Nguồn: Thinh With Google)

      Decathlon đã sử dụng Thông tin chi tiết về hành vi tìm kiếm và Director Mix để tự động tạo hơn 100 phiên bản video gốc khác nhau. Điều này cho phép họ tự động hóa tùy chỉnh ở quy mô lớn, hiển thị video Youtube có liên quan nhất dựa trên lịch sử tìm kiếm của người xem.

      Nestle đã biết rằng người dùng đang ngày càng chuyển đổi giữa tìm kiếm và xem video trực tuyến trong giai đoạn nghiên cứu sản phẩm do vậy họ đã chạy quảng cáo  trueview cho quảng cáo hành động và quảng cáo khám phá cùng với chiến dịch tìm kiếm để gặp gỡ người tiêu dùng ở nơi họ đang ở. Nestle xuất hiện trên quảng cáo Youtube, Gmail và Discovery, đạt tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 28%.

      Hong Kong và Nhật Bản là nơi có những căn hộ nhỏ nhất thế giời. Nhưng thay vì làm đồ nội thất nhỏ hơn, IKEA đã hợp tác với một công ty không gian thông minh để tạo ra đồ nội thất thông minh có thể điều chỉnh phù hợp với không gian hạn chế và các nhu cầu sống phát sinh khác nhau.

       Làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

      Thêm thời gian trực tuyến có nghĩa là cần giảm thiểu những sai lầm kỹ thuật số. Với các mức độ hạn chế di chuyển khác nhau vẫn đang diễn ra trên toàn khu vực, sự hiện diện trực tuyến của một thương hiệu là đặc biệt quan trọng. Phân tích sâu vào vấn đề này để có cái nhìn toàn diên hơn về cách để khiến sự xuất hiện trực tuyến của thương hiệu trở thành một nơi mua sắm hiệu quả cho người tiêu dùng và khiến nó trở thành một cửa hàng của thương hiệu.

      Bài viết này được trích dẫn từ “Think With Google” và là một phần trong tổng báo cáo “Year in search 2020″

      Linkhttps://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac/feature/year-in-search-for-brands/

                                                          Tổng hợp: Data-insights Admicro.

      Nguồn: Think With Google

      Year in Search 2020 – Phần 2: “Hướng tới mục đích cao hơn.”

      0

      Phần 2: Mục đích cao hơn – Xu hướng nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường.

      Đại dịch đã buộc cả thế giới phải tái cấu trúc, đồng thời thử thách những giá trị của toàn nhân loại. Việc tạo ra cho tất cả chúng ta một mục tiêu chung đã nâng cao ý tưởng về một mục tiêu: làm nổi bật vai trò của các doanh nghiệp đối với cộng đồng và môi trường sống.

      Mối quan tâm đến môi trường không còn mới, nhưng năm 2020 là bước ngoặt đánh dấu một số thay đổi quan trọng về thái độ của mọi người đối với việc bảo vệ hành tinh của chúng ta.

      Đầu tiên, Châu Á – Thái Bình Dương duy trì vị trí dẫn đầu là khu vực mà hầu hết các thương hiệu đều được yêu cầu thân thiện với môi trường. Tiếp đó, đối diện với những thói quen tiêu dùng cá nhân trong thời kỳ phong tỏa và đánh giá lại mức độ ảnh hưởng của những thói quen đó đến môi trường, 86% người tham gia khảo sát nói rằng họ trở nên có ý thức bởi tác động của đại dịch Coronavirus.

      Cuối cùng, vô tình đã có sự thay đổi từ “eco-status” sang “eco-shame”

      “Khi những phương thức thay thế mang tính bền vững ngày càng lan rộng, giá cá phải chăng, và tốt hơn những lựa chọn vốn được kế thừa trước đó, thì tiêu dùng xanh (eco- consumption) không còn là vấn đề lựa chọn thái độ (eco-status), mà hơn thế là việc cảm thấy xấu hổ vì lựa chọn đứng ngoài cuộc (eco-shame). Sự thay đổi này dẫn đến việc hàng triệu người tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ, và những trải nghiệm giúp họ giảm bớt cảm giác xấu hổ khi nhắc đến vấn đề thân thiện với môi trường sống.”

      – TrendWatching

      Mọi người cũng cảm thấy có những kết nối gần gũi hơn với cộng đồng. Theo GlobalWebIndex, nhiều người đồng ý rằng “giúp đỡ người khác trước khi giúp đỡ chính mình” “đóng góp cho cộng đồng của tôi” là rất quan trọng.

      Trong khi những hành động có sự khác nhau giữa quốc gia, yếu tố chung là  tinh thần giúp đỡ người khác. Ví dụ, Nhật Bản đang tìm cách để hỗ trợ nhân viên y tế; người dân Hàn Quốc đang tìm kiếm những cơ hội tình nguyện; trong khi tại Việt Nam, người dân tìm cách quyên góp quần áo cũ cho những người nghèo .

      A. Xu hướng tìm kiếm 2020.

      Tác động đến môi trường:

      Trong khi mối quan tâm đến môi trường và việc đóng góp cho cộng đồng trở thành xu hướng hàng đầu ở các nước APAC trong năm 2020, thì sự gia tăng mạnh mẽ các thói quen mới trong thời kỳ phong tỏa đã mang chúng ta đến với năm 2021 và hơn thế nữa.

      Tại Đài Loan: từ khóa “mặt nạ thân thiện với môi trường” tăng hơn 1000% so với cùng kì năm trước.

      Tại Malaysisa: Từ khóa “có thể tái sử dụng” tăng 65% so với mức tăng 30% của năm trước.

      Tại Philippines: từ khóa “Bao bì thân thiện với môi trường” được tìm kiếm tăng 125%, trong khi năm ngoái tăng 55%.

      • Tại Hàn Quốc vấn đề “chất thải thực phẩm” tăng 20%, so với năm trước đó tăng 10%.
      • “Làm thế nào để tái chế” được tìm kiếm nhiều hơn 25% ở Ấn Độ.

      Kết nối cộng đồng:

      Giãn cách xã hội – và cô lập mang lại mong muốn được kết nối với cộng đồng rộng lớn hơn bằng các hành động mang tính đóng góp.

      Tại Hàn Quốc tìm kiếm về “các hoạt động tình nguyện” tăng mạnh 2000%, vượt hơn hẳn so với 2 năm vừa qua.

      Từ khóa ủng hộ (donate) tăng 150% về lượt tìm kiếm tại Indonesia.

      Tăng 75% so với mức tăng ngang bằng của năm trước về từ khóa “giúp đỡ như thế nào?” được tìm kiếm nhiều hơn ở Ấn Độ.

      “Mua hàng của địa phương” được tìm kiếm nhiều hơn 90% ở Úc.

      Tìm kiếm “Giúp đỡ ai đó” tăng 60% tại Philippine so với mức tăng 10% năm ngoái.

      B. Gợi ý dành cho thương hiệu.

      Mở rộng lãnh thổ để tạo ra các kết nối có ý nghĩa, vượt ra ngoài trách nhiệm xã hội truyền thống của công ty. Nên đưa ra các biện pháp để đáp ứng nhu cầu cá nhân, ý nghĩa và cảm xúc của người tiêu dùng. Hiện nay điều quan trọng là phải tích cực hỗ trợ cộng đồng, xã hội, người tiêu dùng, hành động mang lại giá trị bền vững cho thương hiệu.

      Khi mọi người nhìn mặt bằng chung và thấy được giá trị của công ty nhiều khả năng họ sẽ trung thành với thương hiệu. Ngược lại, nghiên cứu về mục đích Zeno 2020 cho thấy văn hóa tẩy chay mạnh mẽ nhất ở châu Á, với người tiêu dùng ở Singapore(89%), Malaysia(91%), và Trung Quốc(92%) – nhiều khả năng không còn mua hàng từ một thương hiệu mà họ không hài lòng và thậm chí chủ động ngăn cản người khác làm như vậy.

      Tạo ra những cách thức mới để người dùng kết nối với môi trường và kết nối với nhau.

      Vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của bạn, tích cực đầu tư tập trung vào phát triển bền vững như Converse đã làm với City Forests. của họ. Dự án cộng đồng này sẽ thu hút các nghệ sĩ để tạo ra bức tường sử dụng quang xúc tác sơn giúp làm sạch không khí. Biện pháp làm sạch không khí này đã được phát hiện ở Jakarta, Sydney, Bangkok và TP Hồ Chí Minh.

      Cung cấp quyền truy cập cộng đồng ngoại tuyến thông qua nền tảng kỹ thuật số giống như giải pháp lớn của Malaysia trong thị trường trực tuyến Mudah, giúp nhân viên kinh doanh trực tuyến của họ có thể tham gia vào thị trường chợ trực tuyến kỹ thuật số.

      Làm cho các giá trị và chất lượng thực sự của bạn hiển thị ra bên  ngoài.

      Hãy coi tính minh bạch là một trải nghiệm. Như Trend watching đã chỉ ra trong báo cáo việc làm trong tương lai của họ, việc phơi bày các sáng kiến nội bộ cho khách hàng có thể hấp dẫn và có tác động hơn là phát hành một thông cáo báo chí ngắn gọn.

      Ví dụ: Shiseido đã giới thiệu S/Park, một nội dung cung cấp cho người tiêu dùng một cái nhìn hậu trường minh bạch về quá trình nghiên cứu và phát triển của nó và có các cuộc phỏng vấn với lãnh đạo của họ.

      Đan xen các giá trị cộng đồng vào văn hóa nhân viên và hoạt động hàng ngày. Như một cách để phù hợp với môi trường bên ngoài, DBS đã tạo ra một Khu ẩm thực tại chỗ phong phú như cách để nhân viên sáng tạo và thưởng thức bữa trưa riêng của họ.

      Hãy chủ động về việc thách thức các mô hình kinh doanh cũ và cách làm việc. Singapore Airlines ra mắt bao bì thân thiện với môi trường để cắt giảm chất thải bao bì. Nó cũng mang mục đích hướng tới giảm thiểu lượng khí thải Cacbon của nó, hiện tại và trong tương lai.

      Hình 3: (Nguồn: Think With Google)

      Kết nối với tiềm năng khách hàng ở gần.

      Đảm bảo bạn có một sự hiện diện trực tuyến nổi bất để khách hàng của bạn có thể dễ dàng tìm thấy.

      Google My Business là một công cụ dễ sử dụng giúp các doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách  hàng đang tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của họ.

      Tại APAC, 53% người mua sắm trực tuyến nói rằng họ sẽ mua trực tuyến thậm chí còn thường xuyên hơn sau đại dịch. Với hàng triệu lượt tìm kiếm liên quan đến mua sắm trên Google mỗi ngày, các thương hiệu có cơ hội liêt kê sản phẩm của họ (miễn phí) trên Danh sách.

      Tìm kiếm “Mua sắm gần tôi” đã tăng 3X trong ba năm qua, chỉ ra rõ rằng người mua sắm đang chuyển sang kỹ thuật số để tìm những gì học đang cần và ở gần đó. Các thương hiệu có thể khai thác cơ hội bằng cách sử dụng quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương để hiển thị cho người mua sắm gần đó những gì có sẵn, trong kho và cách đến trực tiếp của hàng.

      Bài viết này được trích dẫn từ “Think With Google” và là một phần trong tổng báo cáo “Year in search 2020″

      Linkhttps://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac/feature/year-in-search-for-brands/

                                                          Tổng hợp: Data-insights Admicro.

      Nguồn: Think With Google

      Year in Search 2020 – Phần 1: “Các vấn đề cá nhân luôn được chú trọng.”

      0

      Lời nói đầu từ  “Shaifali Nathan – Director, Ads Marketing, APAC”

      “2020 – một năm đầy biến động, một năm khiến chúng ta đặt ra nhiều câu hỏi hơn là những lời giải đáp. Tất cả chúng ta đều bị bao trùm bởi cùng một “cơn bão” nhưng trên những “chiếc thuyền” khác nhau. Để đối mặt và giải quyết cơn bão đó, chúng ta phải đào sâu vấn đề. Tuy nhiên, trên tất cả, mỗi người trong chúng ta lại trở về với việc Tìm kiếm – Search để tìm câu trả lời cho những thắc mắc, kể cả một số vấn đề chưa từng được tìm kiếm trước đây.

      Là một marketer của Google, chúng tôi tự hào khi có thể thấu hiểu được khách hàng của mình. Nhưng trong một năm có quá nhiều sự thay đổi, cũng sẽ là thách thức cho phân loại xu hướng quan tâm từ sự tương tác của người dùng. Phần nào của sự thay đổi mang tính lâu dài, và phần nào chỉ là nhu cầu cấp thiết trong khi xảy ra đại dịch? Do đó cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng và thâm chí là xem xét lại những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã biết.

      “Cần phải nhìn lại những gì đã qua để có thể định hướng đúng đắn cho chặng đường phía trước.

      Đó là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu xem xét công cụ Tìm kiếm – Search và mang đến cho bạn thấy “Điều gì đang diễn ra – What now?”. Quan sát người dùng Search như thế nào sẽ cho chúng ta một góc nhìn độc đáo trong sự thay đổi thói quen và nhu cầu của họ; với những lo lắng và kỳ vọng mới; điều họ đang tò mò và mong đợi. Với báo cáo này chúng tôi chia sẻ một số ý tưởng về cách bạn có thể chuyển những insights thành hành động cho chính doanh nghiệp của mình, thêm vào đó là một số ví dụ đầy cảm hứng của các thương hiệu đã có những thành công trong việc đổi mới; cũng như kết nối về mặt cảm xúc và theo một cách thiết thực với khách hàng của mình. Hy vọng rằng chúng tôi có thể cung cấp những điều có ích giúp các bạn có những bước chuẩn bị tốt hơn cho chiến lược tiếp theo.”

      Phần 1: Các vấn đề cá nhân.

      Các vấn đề cá nhân là mối quan tâm với mỗi người, năm 2020 lại là năm có nhiều sự kiện ngoài dự đoán, do vậy việc tìm kiếm xoay quanh giải quyết nhu cầu cá nhân là yếu tố cần được xem xét.

      Covid-19 nhanh chóng trở thành vấn đề mang tính cộng đồng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, và qua đó, một lần nữa khẳng định rằng: không có hai trải nghiệm nào là giống nhau – no two human experiences are the same. Trong năm 2020, xu hướng tìm kiếm cho thấy con người đang ngày càng coi trọng quan điểm cá nhân của họ, ngay cả khi chúng nằm ngoài các chuẩn mực xã hội.

      Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), có 650 triệu người khuyết tật – nhiều hơn hẳn so với các khu vực khác trên thế giới. Rối loạn sức khỏe tinh thần cũng trên đà tăng tại các quốc gia. Thêm vào đó còn có các vấn đề về chủng tộc, giới tính, tình dục, tuổi tác và kinh tế xã hội, và không có gì nghi ngờ khi một nửa trong số những người tiêu dùng đồng ý rằng việc đối xử công bằng và bình đẳng với các nhóm người là rất quan trọng.

      A. Xu hướng tìm kiếm trong năm 2020.

      Đại dịch toàn cầu diễn ra đã làm cho các nhu cầu, thói quen và niềm tin khác nhau của mọi người trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

      Và chính những trải nghiệm duy nhất này đã nhắc nhở chúng ta rằng, những nhu cầu của bản thân không nên phụ thuộc vào các giá trị mà xã hội đặt lên chúng, đúng hơn là chúng có thể được khám phá và xác định bởi bản thân mỗi người.

      Đối mặt với sự kì thị 

      Mọi người đang phải đối mặt với sự kì thị xã hội (bị kì thị bởi một đặc điểm khác biệt nào đó) và thường tự giáo dục bản thân về cách xử lý những vấn đề này một cách kín đáo, ngay cả với các vấn đề theo quan niệm truyền thống được coi là điều cấm kị.

      • Tại Philippines: Tìm kiếm liên quan đến “Body positivity” tăng 35% so với năm trước. Ví dụ tìm kiếm về “những câu quotes, trích dẫn chống lại Body shaming”. (Body positivity là một phong trào nhân văn với mục tiêu trao quyền cho mỗi cá nhân được tự do sống với hình thể, cũng như được tự mình quyết định như thế nào là đẹp, là quyến rũ)
      • Tại Philippines, Ấn Độ, Singapore và Indonesia: tìm kiếm liên quan đến sức khỏe tinh thần tăng 40% so với năm trước. Ví dụ: “làm thế nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần”, “tip cho sức khỏe tinh thần”, “kiểm tra sức khỏe tinh thần”.

      a

      • Tăng 25% tìm kiếm về vấn đề bình đẳng giới tại Indonesia.

      a

      a

      a

      • Tại Pakistan: tìm kiếm về các vấn đề tư vấn trực tuyến tăng 40% so với mức giảm 10% của năm trước.

      a

      a

      • Từ khóa “giảm stress” tăng 20% so với năm trước bởi người dùng Việt Nam.

      a

      Bất kể sức khỏe tinh thần có được nhận thức rộng rãi ở các quốc gia hay không, chúng tôi vẫn quan sát thấy sự gia tăng về tìm kiếm các triệu chứng và cả khái niệm liên quan đến sức khỏe tinh thần.

      • Tại Hong Kong: lượng tìm kiếm từ khóa “mất ngủ” tăng 20% so với sự sụt giảm 10% vào năm trước.
      • Tại Indonesia: từ khóa “axit dạ dày” (một vấn đề bệnh lý có các triệu chứng như ợ nóng, viêm loét, đau dạ dày thường xảy ra bởi nguyên nhân căng thẳng), có lượng tìm kiếm tăng tới 50% so với năm trước.
      • Tại Nhật Bản, “sức khỏe tinh thần” được tìm kiếm bằng chữ Katakana (người Nhật dùng để phiên âm tiếng nước ngoài) nhiều hơn chữ Hiragana. Điều này ngụ ý rằng mặc dù các vấn đề tinh thần có thể chưa phải là một khái niệm phổ biến được sử dụng trong ngôn ngữ mẹ đẻ, thế nhưng mọi người vẫn đã có xu hướng tìm kiếm nhiều để hiểu thêm về các thuật ngữ (chẳng hạn như: khuyết tật là gì?), các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, rối loạn tinh thần.

      Quan tâm đến người khác:  

      Khi các cá nhân tìm kiếm thông tin “tự giúp đỡ”, hệ thống hỗ trợ sẽ hiển thị các nội dung liên quan. Đặc biệt trong năm 2020, việc xem xét các nhu cầu của người khác đã có sự tăng mạnh.

      a

      a

      • Tại Philippines: Tăng tới 250% lượng tìm kiếm cho vấn đề “phải nói gì khi một người nào đó chán nản”.

      a

      a

      • Tại Australia: Tìm kiếm “thuê người lao động khuyết tật” tăng rất mạnh so với năm trước đến 2200%.

      a

      a

      • Tại Ấn Độ: Tìm kiếm vấn đề “những quy tắc lịch sự với người khuyết tật” tăng 250%.

      a

      a

      B. Vận dụng cho các thương hiệu:

      Có thể thấy rằng sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập là chưa đủ. Cần có sự đồng cảm với rất nhiều những tình huống khác nhau mà người tiêu dùng phải đối mặt và cần nhận thức về hành trình tiêu dùng của mỗi cá nhân để tạo ra những kết nối có ý nghĩa và có tiềm năng.

      Tại APAC, chỉ 1 trong 5 người cảm thấy liên kết với quảng cáo họ nhìn thấy, dù vậy đây cũng là cơ hội cho các nhãn hàng hành động.

      “Ngày càng nhận thức được rằng tính cách, mục đích và lợi nhuận có thể tương thích với nhau, người tiêu dùng tìm kiếm các mối quan hệ sâu sắc hơn mối quan hệ chỉ đơn thuần là giao dịch với các nhãn hàng. Họ sẽ đón nhận những thương hiệu có hảo ý và đặc điểm riêng; những thương hiệu cởi mở, trung thực, có sự đồng cảm và quan trọng nhất đấu tranh cho một điều gì đó.”

      TrendWatching, Xu hướng về việc người tiêu dùng tìm kiếm những thương hiệu nhân văn.

      1. Để giải quyết sự khác biệt vốn tồn tại có hệ thống và đưa sự đồng cảm vào chiến dịch marketing, hành trình cá nhân của người tiêu dùng cần được xem xét kỹ lưỡng.

      IKEA hiểu rằng mỗi khách hàng có khoảng cách di chuyển đến cửa hàng là khác nhau, điều này sẽ tác động đến việc chi tiền của khách hàng. Chính vì vậy, IKEA đã cho ra mắt chiến dịch “Buy With Your Time” (Mua sắm bằng thời gian của bạn). Chiến dịch này chuyển đổi giá sản phẩm thành một con số thời gian cụ thể, cho phép khách hàng thanh toán cho những món hàng của mình bằng “thời gian” họ di chuyển đến cửa hàng, nghĩa là: khách hàng càng mất nhiều thời gian để đến với IKEA, họ càng mua được nhiều đồ hơn.

      Hãng Bảo hiểm Edelweiss hiểu được rằng một số tài xế ở Ấn Độ không sử dụng xe của họ thường xuyên như những người khác. Để phục vụ cho điều này họ đã giới thiệu một tùy chọn dành cho khách hàng của họ – các tài xế có thể chuyển đổi chế độ “bật” hoặc “tắt” bảo hiểm thông qua một ứng dụng, nhằm tiết kiệm chi phí bảo hiểm những lúc họ không ở trên đường.

      a

      2. Xây dựng sự công bằng và bình đẳng với các nhóm người một cách toàn diện và ngay từ đầu.

      Trung tâm thương mại Sunway Putra của Malaysia là đơn vị tổ chức chương trình Autsome, một sự kiện diễn ra hàng tuần nhằm hỗ trợ và nâng cao nhận thức về chứng Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD). Hướng đến mục đích nâng cao trải nghiệm mua sắm, giúp việc mua sắm trở nên thoải mái hơn cho cộng đồng người Tự kỷ, Sunway Putra đã cho ra mắt các tiện nghi đặc biệt như một căn phòng yên tĩnh hay những bức tường kích thích các giác quan (sensory wall), và việc điều chỉnh hoạt động của các tiện ích trên bằng cách giảm âm lượng âm nhạc và đèn mờ.

      a

      Đôi khi chỉ đơn giản là đáp ứng những sở thích cá nhân của khách hàng. Chuỗi cửa hàng bách hóa Lotte Hàn Quốc đã làm điều này bằng cách cung cấp phù hiệu “Đừng làm phiền” cho những người thích mua sắm không bị quấy rầy bởi các trợ lý cửa hàng.

      a

      a

      3. Chú ý đến tâm thái khách hàng và thời điểm – chúng rất quan trọng.

      Không nên đề cập đến những vấn đề kiêng kị quá sớm (hoặc mạo hiểm bằng việc quá phô trương), tuy nhiên hãy thể hiện sự ủng trợ của bạn bằng cách kết nối một cách tinh tế tới khách hàng, khi họ đã sẵn sàng.

      Khách sạn W Singapore gần đây đã chia sẻ lại một bài đăng của một cặp đôi đồng tính ở tại khách sạn của họ. Bằng lan truyền bài đăng do người dùng tạo ra thay vì tự mình tạo ra một chiến dịch, khách sạn W đã gửi thông điệp tới khách hàng một cách chân thực, gần gũi nhất.

      Bài viết này được trích dẫn từ “Think With Google” và là một phần trong báo cáo “Year in search 2020″

      Phần 2: Mục tiêu cao hơn

      Phần 3: Hoàn thiện bản thân

      Phần 4: Tiếp cận ngọt ngào

      Phần 5: Kiểm soát tương lai

                                                          Tổng hợp: Data-insights Admicro.

      Nguồn: Think With Google

      Admicro Userbook Quí 3-2020

      0

      Báo cáo cung cấp số liệu, thông tin về Admicro network được cập nhật hàng quý. Nội dung bao gồm:
      – Thông tin demographic của Audience
      – Hành vi của Audience theo 5 nhóm tuổi (<18, 18-24, 25 – 35, 36 -50 và trên 50)

      Vui lòng điền thông tin bên dưới để tải báo cáo này:

        Insights chuẩn bị cho TẾT 2021: Các Brands đã hiểu người dùng quan tâm gì khi đọc về ẨM THỰC, NẤU ĂN?

        0

        “Bức tranh Tết về một gian bếp ấm cúng, ngập tràn tình yêu thương bên những mâm cơm đậm vị gia đình,  có tiếng cười vui của trẻ nhỏ, có ánh mắt trìu mến của mẹ cha, có lời kể chuyện về năm cũ và có cả những dự định mới trong  tương lai sẽ luôn là hình ảnh sâu sắc, yên bình nhất trong tâm trí mỗi người Việt.”

        Trong guồng xoay không ngừng của cuộc sống hiện đại, để phát triển sự nghiệp và bắt kịp với xã hội con người ta sẽ phải giảm bớt các nhu cầu cá nhân bao gồm cả thời gian bên gia đình, bên cạnh người thân, do đó kì nghỉ Tết sẽ là cơ hội quý giá để bày tỏ tình cảm, sự quan tâm tới những người mình yêu thương, đây cũng là dịp trổ tài bếp núc, chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Gợi ngay đến trong suy nghĩ mỗi người khi nhắc về ngày Tết Cổ Truyền là những mâm lễ cúng gia tiên,  mâm cơm đoàn viên, gia đình cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng, gói giò làm nem, bày mâm ngũ quả, cùng nhau nấu những món ăn truyền thống… Bức tranh Tết về một gian bếp ấm cúng, ngập tràn tình yêu thương bên những mâm cơm đậm vị gia đình,  vừa có món ăn ngon đậm đà bản sắc dân tộc thêm những món mới được khéo léo chế biến hợp khẩu vị của các thành viên, mọi người ân cần hỏi han nhau, thể hiện những cử chỉ quan tâm nhẹ nhàng,  có tiếng cười vui của trẻ nhỏ, có ánh mắt trìu mến của mẹ cha,  có lời kể chuyện về năm cũ và có cả những dự định mới trong  tương lai… sẽ luôn là hình ảnh sâu sắc, yên bình nhất trong tâm trí mỗi người Việt.”

        Tết Âm Lịch ở các gia đình Việt Nam ngoài những nét chung về văn hóa ẩm thực dân tộc lâu đời thì mỗi gia đình lại có thêm nhiều những xu hướng, sở thích thưởng thức món ăn khác nhau, vì thế ẩm thực ngày Tết nói riêng và vấn đề ăn uống nói chung chính là chủ đề thú vị và dành được nhiều sự quan tâm nhất mỗi dịp Xuân về. Có thể nói rằng ẩm thực Tết là một lĩnh vực đa sắc màu, muôn hình muôn vẻ, nó cũng chính là vùng đất màu mỡ cho các doanh nghiệp lựa chọn cho chiến dịch của mình. Để hỗ trợ tìm hiểu rõ hơn về sức thu hút của nó đối với người đọc, nhóm Data Insight sẽ cung cấp những cái nhìn khách quan nhất trong bài viết này và  đưa ra  những phân tích, insight cụ thể hơn thông qua Báo cáo “Cooking Content of TET 2020” để các doanh nghiệp nắm bắt được về nhu cầu, xu hướng quan tâm về thực phẩm, home cooking của độc giả Admicro hiện nay.

        1. Nhu cầu, xu hướng quan tâm vào ngày Tết.

        Tổng quan về hành vi, hoạt động của người dùng: nhóm Data Insight cung cấp thông tin thống kê chung về nhu cầu của độc giả trong dịp Tết Nguyên Đán 2020 dựa theo nguồn số liệu khảo sát Kantar, Sep 2020.

        Hình 1. (Nguồn: Kantar, Sep 2020)

        Kết quả khảo sát cho thấy: 84% số người tham gia khảo sát sử dụng thời gian để trở về nhà vào dịp tết, đoàn tụ với gia đình hoặc gặp mặt tụ họp bạn bè. Một số không thể về nhà ăn Tết sẽ có những xu hướng khác vào dịp tết như sử dụng các phương tiện, mạng xã hội để kết nối với những người thân yêu.  Một số người cho biết rằng họ muốn dành kỳ nghỉ lễ để thưởng cho bản thân  sau một năm vất vả, các hoạt động bao gồm ăn uống, mua đồ mới, chăm sóc bản thân hoặc lựa chọn đi du lịch xa vào dịp Tết cũng là một xu hướng hay ho cho giới trẻ những người thích có nhiều trải nghiệm mới. Mặc dù vậy, xu hướng này có thể bị ảnh hưởng ít nhiều do đại dịch Covid-19. Những hậu quả kinh tế rõ ràng làm nhiều quyết định đi du lịch xa bị hoãn lại, thay vào đó họ sẽ lựa chọn các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng ở gần hoặc là các chuyến đi đến các vùng không có dịch. Bên cạnh đó thì tham gia các hoạt động lễ hội Tết, Party liên hoan cũng là một sự lựa chọn khá thú vị và ý nghĩa. Tiệc tùng, lễ hội đáng  lẽ sẽ là  các hoạt động chính diễn ra nhiều nhất trong kì nghỉ, tuy nhiên nhóm xu hướng này lại đang chiếm tỉ lệ khá thấp, nguyên nhân của việc này có thể giải thích do là bên cạnh những niềm vui, háo hức chờ đón khoảnh khắc gia thừa, thì Tết đến còn mang theo khác nhiều những mối lo ngại. 

        Hình 2. (Nguồn: Kantar, Sep 2020)

        Khi được hỏi đến những trăn trở ngày Tết, điều đầu tiên được hơn 60% đáp viên đề cập đến là về khoảng thời gian nghỉ còn ngắn ngủi chưa đủ để tận hưởng Tết. Họ lo lắng  phải tiếp họ hàng khách khứa, phải bận rộn nấu nướng bày cỗ hay mất nhiều công sức nhất là dọn dẹp nhà cửa vì vậy không có đủ thời gian dành cho bản thân.

        Có tới gần một nửa số người được khảo sát nói rằng họ để tâm hơn đến sức khỏe và vẻ bề ngoài trong dịp Tết. Những mâm cỗ Tết, những buổi liên hoan thường dẫn đến việc ăn uống mất kiểm soát. Việc ăn không đúng bữa, nhiều đồ ngọt, dầu mỡ, trong khi ít vận động có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, thay đổi về cân nặng và dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, nhiều người cũng lo lắng về vấn đề tuổi tác. 

        Để chuẩn bị cho thời khắc tạm biệt năm cũ đón một năm mới sang các gia đình đều muốn mua sắm thêm đồ đạc, trang hoàng lại nhà cửa tươi mới, đẹp mắt, muốn lựa chọn nhiều đồ ăn thức uống ngon bổ dưỡng cho người thân và cả đồ dùng cá nhân mới, đồ biếu tặng, rồi tiền mừng tuổi cho cụ già, trẻ nhỏ… kể ra mới thấy có quá nhiều đồ phải mua, nhiều việc phải chi, đó cũng chính là mối lo ngại về tài chính mỗi dịp năm mới cận kề. 

        ua những thông tin khảo sát và rút ra được xu hướng chung mà mọi người quan tâm đến trong dịp Tết. Câu hỏi đặt ra là: Liệu rằng độc giả của Admicro có tiếp cận được những nội dung theo các xu hướng đó hay không?  Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta sẽ đi phân tích kỹ lưỡng hơn về insight thông qua số liệu thống kê về chủ đề Cooking từ Afamily.

        2. Độc giả của Afamily đang đọc gì? 

        Sử dụng phương phân tích tổng hợp các bài viết về ẩm thực,ăn uống ngày tết được nhiều người dùng quan tâm nhất, với hơn 350 bài và thu hút khoảng 1,2 triệu lượt xem của độc giả. 

        Hình 3. (Nguồn: Kantar, Sep 2020)

        Kết quả phân tích đã chỉ ra được rằng: 

        Người đọc quan tâm nhiều nhất đến công thức nấu ăn (chiếm tới gần 45% trong tổng số bài phân tích), họ tìm đọc các bài viết hướng dẫn cách nấu nướng món ăn mới để bổ sung vào thực đơn, công thức làm món ăn vặt lạ miệng để nhâm nhi mỗi tối hoặc có thể là cách pha chế đồ uống ngon giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện sức khỏe cho các thành viên.

        Mỗi người nội trợ đều có mong muốn công việc bếp núc trở nên nhẹ nhàng hơn do đó mối quan tâm tiếp theo  sẽ dành cho những mẹo nấu bếp, chiêu thức sử dụng các dụng cụ bếp hoặc sơ chế thực phẩm bài bản, chuyên nghiệp để vừa nhanh, tiết kiệm thời gian mà vẫn giữ được chất lượng tươi ngon cho cho món ăn.

        Biểu đồ 1: Xu hướng quan tâm của người dùng theo chủ đề bài viết. (Nguồn: Admicro, Content Of Tet 2020)

        Muốn trở thành một người tiêu dùng thông minh ư?  Thì chắc hẳn không được bỏ qua các bài viết về chủ đề mua sắm ngày tết và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để bổ sung ngay cho mình các kiến thức về chi tiêu Tết hợp lý, tiết kiệm và lựa chọn cũng như bảo quản thực phẩm sao cho đảm bảo sức khỏe của cả gia đình. 

        Bên cạnh đó còn các các chủ đề cung cấp kiến thức, thư giãn liên quan đến ẩm thực như thành phần, chế độ dinh dưỡng của thực phẩm,  thực phẩm hữu cơ bảo vệ sức khỏe Organic hoặc là các bài viết mang  nét đặc sắc về phong tục cổ truyền ngày Tết.

        Tiêu đề nào thu hút người đọc?

        Đoán trước được một điều rằng vào thời điểm cận Tết thì vấn đề người đọc quan tâm nhất sẽ xoay quanh chủ đề Tết ăn gì? Tết mua gì? Làm đẹp ngày Tết? Thực phẩm ngày Tết?  Chính vì vậy, một tiêu đề cung cấp những thông tin độc giả mong đợi sẽ thu hút họ nhiều hơn. 

        Phân tích trong tổng số bài nằm top Views về Home cooking có tới 1/3 bài có tiêu đề chứa keywords “Tết”, trực tiếp đề cập đến những vấn đề liên quan đến kỳ nghỉ quan trọng này. Nhóm bài viết cung cấp cho độc giả của Afamily các mẹo mua sắm tết, tư vấn về các đồ dùng nên mua vào dịp Tết, bổ sung các kiến thức về dinh dưỡng kiến thức về Organic, vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là các công thức chế biến món ăn ngon cho gia đình trong kỳ nghỉ lễ.  

        Các bài viết còn lại trong top nội dung được quan tâm chứa các Keywords quan trọng như: “Món ăn truyền thống”, “Nhanh gọn” “Sức khỏe”, “Da đẹp, dáng xinh”, “Chống ngán”, “Món ngon ngày Tết”. Đặc biệt trong số này phải kể đến các bài có nội dung về món ăn truyền thống, món ăn ngày Tết chứa những thông tin bổ ích với độc giả, thu hút lượng người đọc đông đảo bởi tính thiết thực gần gũi mà chúng mang lại. Mỗi bài báo  đều mang đến nhiều điều mới mẻ về chủ đề Tết như cách chọn các loại thực phẩm tươi ngon,  phương thức chế biến các món ăn đậm hương vị truyền thống theo phong cách miền Bắc hoặc là những trải nghiệm mới về thực đơn Tết Sài Gòn, cũng có thể là những mẹo vặt, cung cấp kiến thức làm bếp cho ngày Tết thêm trọn vẹn.

        Biểu đồ 2: Lượt xem theo chủ đề bài viết (Nguồn: Admicro, Content Of Tet 2020)

        Những phân tích trên dựa theo số lượng views tổng của các nhóm bài viết, xét theo một khía cạnh khác là số lượng bài viết thuộc các nhóm có sự chênh lệch đáng kể vậy nên có thể dựa cả vào số views trung bình trên mỗi bài viết để đánh giá hiệu quả tiếp cận của  các keywords. Cao nhất với 4.000 views TB/bài viết hai từ khóa “Nhanh gọn” và “Da đẹp, dáng xinh” xứng đáng dẫn đầu về mức độ thu hút đối với độc giả của Afamily. 

        Phản ánh đúng những lo lắng về việc không có thời gian tận hưởng Tết, khi phải tất bật với rất nhiều công việc, tiếp đón khách khứa, dọn dẹp, chuẩn bị đồ ăn … “nhanh gọn” trở thành một tiêu chí quan trọng của những người nội trợ. Chính vì vậy độc giả quan tâm đến công thức nấu ăn, mẹo vặt nhà bếp giúp họ tiết kiệm thời gian nấu nướng.

        Ăn thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn giữ được “da đẹp, dáng xinh” là vấn đề mà cả hội chị em và phái mạnh đều quan tâm đến, đặc biệt vào những ngày lễ tết cơ thể phải nạp vào lượng đồ ngọt nhiều hơn, lúc đó cân nặng và làn da là hai điểm dễ bị tác động nhất, ăn quá nhiều đường có thể khiến cơ thể tích thêm lượng mỡ gây hại và là nguy cơ khiến mụn ghé thăm. Những bài viết có tiêu đề chứa từ khóa “da đẹp, dáng xinh” đáp ứng những lo ngại trên bằng các nội dung về cách ăn các món đặc trưng ngày Tết sao cho không bị béo, cách làm các đồ uống thanh mát, detox cho cơ thể khỏe mạnh và làn da mịn màng hoặc là công thức chế những món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng mà vẫn không lo ảnh hưởng xấu tới vóc dáng.

        Nhu cầu ăn uống ngày thường và ngày Tết có sự khác biệt giữa các vùng miền, hoàn cảnh, văn hóa gia đình và theo từng thời kì thói quen ăn uống cũng có những nét khác biệt, tuy nhiên xu hướng quan tâm của độc giả về thực phẩm, home cooking vẫn có một số đặc điểm chung như đã phân tích trên bài viết.

        Để tìm hiểu chi tiết hơn về xu hướng tiêu dùng lĩnh vực ẩm thực ngày tết vui lòng download báo cáo đầy đủ theo link dưới đây:

        what users care about Food and Cooking Tet 2020_Admicro_Data Insights

        Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả truyền thông, chúng tôi có thể cung cấp các thông tin, phân tích, đánh giá khách quan và chính xác nhất về hành vi, nhu cầu của độc giả theo ngành hàng hoặc yêu cầu của chiến dịch dựa trên dữ liệu ADMICRO và các nghiên cứu outsource khác. Doanh nghiệp, thương hiệu muốn tìm hiểu rõ hơn về cách thức, quy trình vui lòng tham khảo tại đây.

        0FansLike
        0FollowersFollow
        5,418SubscribersSubscribe

        Recent Posts