Tại Việt Nam, Tết Nguyên đán  là dịp lễ quan trọng và được mong đợi nhất trong năm, khoảng thời gian khi đất nước tôn vinh các giá  trị truyền thống và phong tục tập quán đa dạng, mọi người dành chút thời gian đề suy ngẫm về quá khứ và hướng tới những khởi đầu mới.

Năm ngoái, chúng tôi đã thảo luận về ba cách các nhà tiếp thị có thể sử dụng để kết nối với khách hàng nhân dịp vui này. Cung cấp các đề xuất cho thương hiệu làm thế nào để cắt giảm sự lộn xộn, bằng cách tạo ra các chiến dịch đáng nhớ nói tới nhu cầu thực tế và thấu hiểu về người tiêu dùng.

Tuy nhiên, năm nay, giống như các ngày lễ khác trên thế giới, mọi người tổ chức Tết hơi khác một chút. Thay vì mạo hiểm ra ngoài để thăm gia đình và bạn bè, hoặc mua sắm tại cửa hàng yêu thích của họ, mọi người có xu hướng sử dụng các phương tiện trực tuyến do dịch COVID-19, điều này thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của đất nước.

Trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng gần đây do Google thực hiện, chúng tôi thấy rằng 44% người dùng Việt Nam đã mua sắm trực tuyến các loại sản phẩm mà họ thường mua tại cửa hàng. Đồng thời, các thương hiệu đã nhanh chóng chuyển dịch, tìm kiếm cách kết nối với người tiêu dùng trên các nền tảng và kênh mà khách hàng của họ dựa vào để có thông tin, khám phá và truyền cảm hứng sáng tạo.

Tại đây, chúng tôi xem xét kết quả khảo sát một cách sâu hơn, về việc các nhãn hàng Việt Nam đã phản ứng như thế nào với những biến đổi chưa từng có trong hành vi của người tiêu dùng khi xảy ra Covid-19; và làm thế nào để các marketers có thể sử dụng những insights về người tiêu dùng để có được trái tim và tâm trí của người Việt trong năm 2021.

Truyền cảm hứng cho khán giả hướng tới Tết.

Trong dịp Tết, người xem về lễ hội thường chuyển hướng tới các video trực tuyến khám phá nội dung theo mùa để mang tới cảm hứng và giải trí cho họ. Năm nay, trên YouTube có lượn tìm kiếm liên quan đến Tết tăng 8X, với những người tìm kiếm video liên quan tới giải trí, ăn uống, nghi lễ trong những tuần trước kỳ nghỉ lễ.

Lì xì mừng tuổi là một phong tục truyền thống phổ biến trong dịp tết, những tìm kiếm “lì xì” (tiền may mắn) trên công cụ tìm kiếm và Youtube tăng 5X vào những tuần trước Tết. Thêm vào đó, những mâm cơm là một phần quan trọng của ngày Tết, mọi người dùng Youtube để tìm kiếm các công thức nấu ăn mới tại nhà. Video nấu ăn tăng vọt 24% vào dịp Tết so với những tháng trước đó.

Hình 1: (Nguồn: Think With Google)

Suntory PepsiCo, một trong những thương hiệu nước giải khát lớn nhất tại Việt Nam, đã quyết định bắt kịp xu hướng gia tăng theo mùa vụ  này bằng cách tạo ra ba video cho các sản phẩm Pepsi, Mirinda và TEA+ Plus. Các video gia đình cùng nhau quây quần ăn Tết, lan truyền cho người xem cảm xúc và nội dung ấn tượng về ngày Tết, chẳng hạn như khoảnh khắc mọi người quên tên của những người họ hàng xa,  trẻ em mong đợi tiền lì xì đỏ, ông bà hỏi han về cuộc sống của cháu. Thay vì lo sợ những khoảng khắc này Pepsi mong đợi mọi người có thể tận hưởng và lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt này bên những người thân yêu của họ.

Biết rằng 95% người dùng internet có mặt trên Youtube, đặc biệt là trong thời kỳ Covid-19, Suntory đã lựa chọn tích hợp truyền hình và Youtube để tăng số lượng người dùng có thể tiếp cận được các nội dung theo mùa vụ. Với chiến dịch đa nền tảng này, thương hiệu đã đạt được mức tăng 19% về phạm vi tiếp cận.

Hợp tác với người sáng tạo nội dung trên Youtube để kết nối với khán giả.

 Tết là một thời điểm phổ biến nhất để các nhà sáng tạo nội dung ra video mới, vàn năm nay, một nửa trong số 10 video Tết hàng đầu trên Youtube được tạo bởi các thương hiệu hợp tác với nhà sáng tạo.Một trong những truyền thống được yêu thích nhất của Tết là cho các gia đình ngồi lại và cùng nhau thưởng thức các chương trình giả trí như Gặp nhau cuối năm – một chương trình hài kịch châm biếm được phát sóng vào  đêm giao thừa.

Ứng dụng công nghệ ViettelPay muốn tận dụng sự yêu thích về giải trí vui vẻ và tích cực trong dịp Tết. Thương hiệu đã tiếp cận với một số nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng nhất của Việt Nam, yêu cầu họ đồng sáng tạo một video âm nhạc với hình ảnh và phong tục tập quán độc đáo cho mùa lễ hội và văn hóa Việt Nam.

Với sự nhẹ nhàng tinh tế phù hợp với bối cảnh Tết cổ truyền của ViettelPay, MV “ Về nhà đi con” của ViettelPay đã trở thành MV thịnh hành số 1 trên Youtube trong kỳ nghỉ lễ với video ghi lại hơn 50 triệu lượt xem, góp phần giúp chiến dịch Tết của mình đạt 1.4 tỷ lượt hiển thị và 2,8 triệu lượt tải ứng dụng ViettelPay.

Kết quả chiến dịch Tết của ViettelPay

Hình 2: (Nguồn: Think With Google)

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Người Việt lên mạng trong dịp tết không chỉ để giải trí, mà còn để khám phá những sản phẩm mới và được truyền cảm hứng. Trong mùa giải. 87% người Việt Nam đã sử dụng tìm kiếm, Youtube và Maps  để xem đánh giá về sản phẩm mà tìm mua hàng trực tuyến.

Khi mọi người tìm kiếm những cách thức mới để ăn mừng trong thời gian Tết, đó là một cơ hội tuyệt vời để các thương hiệu khai thác thay đổi hành vi của người tiêu dùng và cung cấp nhiều trải nghiệm cá nhân, liên quan hơn đến những khoảnh khắc quan trọng của họ.

Khi Covid-19 đã tạm dừng các kế hoạch tổ chức sự kiện truyền thông và hoạt náo, kích thích khách hàng, OPPO một công ty  truyền thông di động, đã phải định hình lại cách nó có thể tương tác với khách hàng để ra mắt điện thoại thông minh Reno3 mới của mình. Công ty đã quyết định tiếp cận mọi người trên các nền tảng mà họ đang sử dụng nhiều nhất bằng cách tổ chức một sự kiện ra mắt Kỹ thuật số trên Youtube. Hơn 21.000 người xem đã tham dự sự kiện và 90% duy trì cho đến khi kết thúc – phạm vi tiếp cận cao hơn đáng kể so với bất kỳ sự kiện offline nào trước đó. OPPO cũng gửi thông điệp cá nhân để tiếp cận các đối tượng khác nhau với sự giúp đỡ từ YouTube Director Mix.

Hãy chú ý đến nhu cầu của người tiêu dùng và ngân sách của họ.

 Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến tài chính của họ và sẽ tìm kiếm những ý tưởng và lựa chọn phù hợp  với ngân sách của họ. Trong cuộc khảo sát người tiêu dùng của chúng tôi, 37% số người được hỏi cho biết họ sẽ xem xét chi tiêu ít hơn cho Tết 2021 so với năm 2020.

Do một năm đầy thách thức, những người Việt tham gia khảo sát người tiêu dùng cho biết họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của họ(33%) và an ninh tài chính(42%) trong dịp Tết vào năm 2021, người tiêu dùng Việt Nam sẽ tìm kiếm các thương hiệu tập trung vào sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, đồng thời cung cấp các sản phẩm có giá trị nhất. and providing products that maximize value.

Hướng tới Tết 2021.

Tâm lí người tiêu dùng  có khả năng gây ra sự thay đổi trong thói quen ăn uống, chào hỏi và tặng quà truyền thống trong dịp Tết, vì vậy hãy suy nghĩ về việc tạo ra nội dung và trải nghiệm sẽ nói lên những mối quan tâm mới của người tiêu dùng khi chúng ta bắt đầu kỳ nghỉ lễ. Hãy nhận biết cách khách hàng muốn chi tiền của họ và giúp họ nhận được nhiều giá trị nhất trong số thu nhập cuối năm 2020.

LinkWinning the hearts and minds of Vietnamese people during Tết – Think with Google APAC

                                                    Tổng hợp: Data-insights Admicro.

Nguồn: Think With Google