“Chỉ 8% khách hàng cảm thấy các thương hiệu nên ngừng quảng cáo trong thời gian đại dịch”

Xu hướng chi tiêu cho quảng cáo

COVID-19 được cho là sẽ làm thay đổi vĩnh viễn cách người tiêu dùng hành xử.

Theo nghiên cứu của eMarketer vào tháng 02/2019, chi tiêu của các thương hiệu cho digital marketing đã chính thức vượt qua marketing truyền thống với mức chi chiếm một nửa tổng chi quảng cáo toàn cầu. Mức chi này được dự báo sẽ đạt 333.25$ vào năm 2023 (chiếm khoảng 2/3 tổng chi tiêu truyền thông toàn cầu).

Dữ liệu do WARC (Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới) công bố cũng cho thấy sự thay đổi tương tự trong chi tiêu cho quảng cáo trên tất cả các phương tiện trước và sau khi COVID-19 xuất hiện.

Giám đốc điều hành Publicis, Jo Coombes cho rằng: “COVID là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trên quy mô lớn.”

Dữ liệu tổng hợp cho thấy địa điểm khách hàng tìm kiếm và mua sắm đang thay đổi nhanh chóng.

Hình 1. (Nguồn: World Advertising Research Center)

Khách hàng đã thay đổi

Các nền tảng trực tuyến đang không ngừng phát triển để bắt kịp với sự thay đổi trong hồ sơ khách hàng và nhu cầu người tiêu dùng trong đại dịch Covid-19.

Năm 2020, đại dịch và phong tỏa đã khiến những người ưa thích mua sắm truyền thống bắt đầu chuyển đổi qua sử dụng phương tiện kỹ thuật số. Kỹ thuật số dần trở thành một giải pháp, một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản như mua sắm thực phẩm, giao tiếp, giải trí và cập nhật thông tin. 

Cuộc khảo sát toàn cầu trên 35.000 người tiêu dùng của Kantar trong thời gian giãn cách xã hội cho thấy chỉ 8% khách hàng cảm thấy các thương hiệu nên ngừng quảng cáo trong thời gian đại dịch, 74% cho rằng các thương hiệu nên tránh mạo hiểm trong thời gian này. 30% người tham gia khảo sát cho rằng các thương hiệu nên giảm giá và 19% cho rằng các thương hiệu nên cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác quản lý các truy vấn của khách hàng.

50% người được khảo sát cho rằng doanh nghiệp nên duy trì việc truyền thông một cách nhẹ nhàng. 41% cho rằng nên tránh sự hài hước trong truyền thông. Hơn một nửa nhóm khảo sát cho rằng các thương hiệu nên tương tác với khách hàng theo cách mà họ luôn làm.

Marketing đã phát triển như thế nào để đáp ứng với COVID-19

Các nền tảng CRM tích hợp cao, chatbots hỗ trợ tiếp thị, trò chuyện và chức năng nuôi dưỡng email không phải là những công cụ tiếp thị mới mẻ, nhưng chúng đều trở nên rất có ích trong những tháng gần đây. 

Công nghệ đang giúp các marketers thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng ngay cả trong thời gian chưa từng có này. Thách thức đối với các marketers là làm sao chọn được các công cụ phù hợp và tích hợp chúng một cách hiệu quả để có thể tận dụng tối đa chức năng và cơ hội mà các công cụ đó cung cấp.

Một trong những công cụ thú vị mới ra đời gần đây là Google Trends. Google Trends là một tính năng tìm kiếm cho biết tần suất một cụm từ được tìm kiếm trong Google. Nó là một công cụ quan trọng trong việc phân tích ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu đối với hoạt động truyền thông kỹ thuật số. Google Trends giúp các marketers hiểu được những thay đổi trong lối sống, hành vi và thái độ của khách hàng. Các cụm từ tìm kiếm và cách chúng thay đổi cung cấp cho các marketers cái nhìn sâu sắc về khách hàng trọng điểm. 

Ví dụ: Trong thời gian đầu giai đoạn lockdown, khi mọi người có ở nhà nhiều hơn, Google Trends đã ghi nhận các cụm từ tìm kiếm như “công thức nấu ăn” và “ý tưởng cocktail” tăng vọt. Thời gian tiếp theo của lockdown, có vẻ như việc nấu nướng tại nhà liên tục đã khiến cụm từ như “cách giảm mỡ bụng” gia tăng.

Dữ liệu từ Google Trends được sử dụng để xây dựng nội dung phù hợp với những gì mọi người đang tìm kiếm trở nên quan trọng hơn trong tương tác với khách hàng ở hiện tại và tương lai.

Hình 2. (Nguồn: Innovation visual)

Bài viết được trích dẫn và tổng hợp từ Innovation visual.

Link: https://www.innovationvisual.com/insights/how-covid-19-has-changed-the-digital-marketing-andadvertising-landscape

 Tổng hợp: Data-insights Admicro