Home Authors Posts by Minh Thư

Minh Thư

67 POSTS 0 COMMENTS

Xu hướng xem trực tuyến ở Việt Nam.

0

Đôi nét chung: Người Việt Nam đang xem gì trên internet?

Người dùng internet Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang tiếp cận videos trực tuyến để theo dõi thông tin và giải trí, họ bị thu hút bởi các nội dung phong phú, đa dạng.

Hình 1. (Nguồn: Think With Google)

Theo số liệu thống kê có nhiều hơn 350 Kênh  của Việt Nam vượt mốc 1 triệu người đăng ký theo dõi. (Nguồn: Google Data, Vietnam, June 2020.)

Điểm qua vài kênh đang phát triển và được yêu thích ở Việt Nam như:

1977 Vlog với 2.26 triệu người đăng ký.

Giang ơi với 1.32 triệu người đăng ký.

Hậu Hoàng  với 6.61 triệu người đăng ký.

Hình 2. (Nguồn: Think With Google)

Nội dung nào đang thu hút khán giả Việt xem trên Youtube?

Các con số được thống kê tính đến tháng 6 năm 2020.

Hình 3. (Nguồn: Think With Google)

Theo số liệu của Google Data, Vietnam, June 2019 vs. June 2020. Năm 2020 thời gian dành cho video trực tuyến thuộc các chủ đề có nhiều thay đổi so với cùng kì năm 2019. Cụ thể.

  1. Pilates Video.

Các bài tập, hướng dẫn tập luyện tại nhà với cường độ thấp nhằm tăng cơ bắp, cải thiện vóc dáng, tư thế linh hoạt cho cơ thể hoặc được biết đến như những bài tập tốt cho xương khớp, giảm cân, giảm mỡ hiệu quả được người dùng quan tâm theo dõi. Số liệu cho thấy lượng thời gian sử dụng để xem các video này đã tăng gấp đôi so với cùng kì năm trước.

2. Videos chứa nội dung liên quan đến tài chính.

Thông tin liên  quan đến tài chính như cổ phiếu, chứng khoán, giá thị trường hoặc sự biến động của các chỉ số kinh tế thu hút được độc giả bởi tính thiết thực, hiệu quả. Người dùng Việt Nam dành nhiều hơn gấp hai lần thời gian để xem các video này so với cùng kì 2019.

3. Nhạc dân gian truyền thống.

Âm nhạc luôn là loại hình nghệ được nhiều người Việt chú trọng đến. So với năm 2019, lượng thời gian dành cho các video dạng này tăng cao gấp 3 lần so với năm 2020.

Hình 4.(Nguồn: Think With Google)

4. Videos về trình diễn thời trang.

So với cùng kì năm 2019, lượng thời gian xem tăng lên gấp 4 lần. Đó là con số cho những nội dung hấp dẫn, hình ảnh bắt mắt của các video trình diễn thời trang thu hút khán giả Việt Nam.

5. Gameshows trực tuyến.

Nhiều hình thức giải trí đã được tích hợp, chuyển thể thành dạng trò chơi trực tuyến, nơi mà người chơi tương tác trực tiếp trong chương trình.  Nội dung đa dạng, phong phú và các truyền tải tự nhiên, liên tục cải thiện mới mang lại tiếng cười cho người xem, lượng thời gian xem các video này đã tăng lên 4 lần.

Mẹo cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng.

  • Khai thác lượng người dùng kĩ thuật số ngày càng tăng.

Tập trung vào các nước Đông Nam á có lượng khán giả trực tuyến ngày càng  cao các thương hiệu có thể nhắm chọn vùng đối tượng khách hàng này để quảng bá truyền đạt thông tin về sản phẩm nhằm tăng hiệu quả phát triển thương hiệu.

  • Tiếp cận mọi đối tượng người tiêu dùng

  Ngày nay, với lượng khán giả quan tâm đến nội dung của video thuộc nhiều độ tuổi vùng miền khác nhau các thương hiệu có thể tận dụng một nền tảng duy nhất để tiếp cận đối tượng thuộc các nhóm khác nhau.

  • Thu hút sự quan tâm của độc giả nhiều hơn với các danh mục video:

Mở rộng danh mục video để tiếp cận người dùng, quan sát hành vi quan tâm của các nhóm khán giả về các nội dung khác nhau, tạo cơ hội cho các thương hiệu tìm hiểu khám phá thêm nhiều xu hướng, chủ đề  hiện đang thu hút được khách hàng.

  • Tiếp tục tương tác:

Lượng người xem quen thuộc sẽ bị thu hút bởi các nội dung mới mẻ từ kênh đã yêu thích. Do đó việc tiếp tục khai thác người dùng đã quan tâm tới kênh bằng các phương pháp cải thiện, tăng tương tác khán giả là một hình thức truyền tải thông điệp sản phẩm hiệu quả.

Bài viết này được trích dẫn từ “Think With Google” và là một phần trong tổng báo cáo “There is something for everyone: Country factsheets”

Link: There is something for everyone: Country factsheets – Think with Google

                                                    Tổng hợp: Data-insights Admicro.

Nguồn: Vietnambusiness.tv

Chuẩn bị cho TẾT 2021 dưới những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

0

Có thể nói Tết 2020 là một trong những cái Tết lịch sử khi hàng loạt sự kiện nóng cùng xảy ảnh hưởng trực tiếp đến Người tiêu dùng (NTD). Đầu năm 2020, những quy định mới về mức phạt khi sử dụng đồ uống có cồn được đưa vào áp dụng. Cũng thời điểm này, thời tiết diễn biến bất thường và giá thịt lợn tăng chóng mặt trở thành những chủ đề được bàn luận ở khắp nơi cả trên Internet và những cuộc trò chuyện hàng ngày. Đặc biệt, dịch Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh doanh của người dân và năm 2020 trở thành năm có kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử. Tính đến tháng 7 – 2020, mặc dù Việt Nam không còn ca nhiễm nào có khả năng lây lan cho cộng đồng, các hoạt động mua sắm, kinh doanh cũng đang dần phục hồi. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh ngoài lãnh thổ Việt Nam vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp khiến phần lớn NTD vẫn còn nhiều lo ngại.

Chính vì vậy, Báo cáo “Prepare for Tet 2021 under the influence of COVID-19” sẽ mang đến cho các maketer, các thương hiệu cái nhìn toàn diện về dịp đặc biệt này và những cung cấp một số suy nghĩ của NTD sau khi tiến đến giai đoạn “bình thường mới”. Cụ thể báo cáo bao gồm các nội dung sau:

  1. Hành vi của các nhóm user (Gen Z, Millennial) trên các website thuộc hệ thống Admicro trong năm 2020:
    • Audience Reach
    • Thời gian online trong ngày
    • Các webs thu hút nhiều độc giả nhất
    • Nội dung được đọc nhiều nhất
    • So sánh với Tết 2019
  2. Tư duy mới của Người tiêu dùng
    • Giai đoạn bình thường mới
    • Thắt chặt chi tiêu
    • Kết luận

Điền thông tin để nhận báo cáo đầy đủ

Prepare-for-Tet-2021-under-the-influence-of-Covid-19-full-1

Là điểm sáng trong đại dịch, Việt Nam đã sẵn sàng để phục hồi?

0

 Nền kinh tế trong nước của Việt Nam đã và đang thiết lập để tăng trưởng trở lại, trong khi tình hình thế giới còn nhiều bất ổn và chưa phục hồi.

Đã hơn 2 tháng kể từ khi trường hợp lây nhiễm Coronavirus mới nhất cho cộng đồng được phát hiện ở Việt Nam, một quốc gia vốn được ca ngợi là một trong số 11 nước có nền kinh tế mới nổi vượt trội, tiếp tục được đánh giá cao khi là một trong những nước đầu tiên mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế trong nước.

Mặc dù vẫn thường trực mối đe dọa tái phát bệnh dịch, chính phủ Việt Nam giờ đây đang chuyển hướng sự chú ý đến việc “sửa chữa” nền kinh tế đã và đang bị thiệt hại. Và kết quả là kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi tốt hơn nhiều quốc gia khác, nhưng điều đó không có nghĩa là đã hoàn toàn an toàn. Tăng trưởng GDP quý 1 dù vẫn tăng trưởng dương 3.8% nhưng đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2010. Xuất khẩu và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu dùng trong nước tiếp tục được trông đợi là cầu nối hàn gắn nền kinh tế.

NTD chủ yếu chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong những tháng còn lại của năm 2020

Thu nhập khả dụng của người dân và tầng lớp trung lưu có xu hướng tăng nhanh góp phần khẳng định động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam là nhờ chi tiêu trong nước, chiếm 68% GDP. Mặc dù chịu áp lực từ việc Cầu giảm – 2/3 người dân Việt Nam tham gia khảo sát trong tháng 4/2020 nói rằng thu nhập của họ bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19, và 55% cho biết họ đã phải cắt giảm chi tiêu, nhưng “động lực chi tiêu” vẫn còn duy trì.

Việc giãn cách xã hội, đình chỉ các hoạt động không quan trọng của Việt Nam chỉ kéo dài 22 ngày, ngắn hơn đáng kể so với nhiều quốc gia khác, giúp giảm bớt một số áp lực giảm đối với tiêu dùng. Gói kích thích trị giá 27 nghìn tỷ đồng được phát hành vào tháng 3, hướng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ cũng là một biện pháp giúp kích Cầu NTD.

Hiện tại, cần thiết phải xem xét tiêu dùng trong nước có thể giữ cho nền kinh tế tăng trưởng bao lâu, trong trường hợp các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế không tăng trưởng trở lại được. Tuy vậy, từ một số đặc điểm chi tiêu của người dân Việt Nam vẫn mang lại những lý do để lạc quan. Đầu tiên có thể thấy Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ thiết yếu chiếm tới 42% GDP cả nước, trong khi Chi tiêu tùy ý là 26% GDP. Việc cắt giảm chi tiêu chủ yếu chủ yếu đến từ ngân sách cho Chi tiêu tùy ý (Phụ lục 1), do vậy mà phần chi tiêu quan trọng đóng góp lớn vào kinh tế của Việt Nam tương đối riêng lẻ.

Hình 1.

Việt Nam vẫn còn phải phụ thuộc vào kinh tế thế giới để lấy lại quỹ đạo tăng trưởng đầy hứa hẹn trước đây.

Chỉ riêng tiêu dùng nội địa thì không thể đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng như nước Covid-19, do đó trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam vẫn liên quan chặt chẽ đến sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và tiêu dùng của các nước khác. Hầu hết các cơ quan quốc tế dự đoán đến cuối năm nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi và tăng tốc trong năm tới. Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều đưa ra dự báo vào cuối quý 1 về dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,8 đến 7,0% vào năm 2021.

Sự hồi phục du lịch quốc tế và các ngành sản xuất cần nhiều lao động sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong tốc độ tăng trưởng. Do tính chất không đoán trước được của Covid-19, rất khó để phân tích sự tăng trưởng trở lại của du lịch sẽ diễn ra như thế nào, nhưng có khả năng Việt Nam sẽ là nước đầu tiên trong khu vực ASEAN khởi động lại ngành công nghiệp ngày khi biên giới mở cửa trở lại. Tình trạng gần như không có virus corona của Việt Nam là một lợi thế lớn để thu hút khách du lịch quốc tế, miễn là các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự tái phát của dịch bệnh.

Tuy vậy, ngay cả khi có sự phục hồi mạnh mẽ trong du lịch nội khối ASEAN thì số lượng khách du lịch quốc tế vẫn sẽ giảm sâu từ 50 đến 70% trong năm nay. Sự sụt giảm này rõ ràng sẽ có tác động đáng kể đến lĩnh vực vốn đã chứng kiến ​​sự đóng cửa của hàng ngàn đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành. Bên cạnh đó, ngoài việc quảng bá Việt Nam là đất nước an toàn và có nhiều điểm đến thú vị thì không còn nhiều điều Việt Nam có thể làm cho đến khi nhiều quốc gia khác mở cửa trở lại hay nới lỏng các quy định hạn chế du lịch của đất nước đó. Một số quốc gia đang thực hiện những hành động nhằm quảng bá du lịch nội địa để thay thế một phần doanh thu từ khách quốc tế mất đi do đại dịch và Việt Nam cũng là một trong số đó. Mặc dù vậy, khi xem xét ngân sách chi tiêu cho mỗi lần đi du lịch của khách nước ngoài (khoảng 900$) đã gần bằng 1/3 so với GDP bình quân đầu người của Việt Nam (khoảng 3000$/năm). Như vậy, rất khó để thu hẹp khoảng cách này nếu Việt Nam chỉ dựa vào sức chi tiêu của người dân khi du lịch nội địa. Có thể, Việt Nam sẽ phải chủ động ủng hộ việc mở cửa đi lại từ các thị trường châu Á gần đó như Trung Quốc, Hàn Quốc.

Đến năm 2021, một khi nhu cầu thị trường quay lại quỹ đạo sẽ tạo triển vọng tích cực cho các nhà sản xuất

Sản xuất là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam đạt được tỷ lệ thương mại trên GDP cao nhất trong khu vực Đông Nam Á (Hình 2). Tuy nhiên, COVID-19 bùng nổ đã tấn công mạnh vào ngành sản xuất, đầu tiên làm cho nguồn cung bị chặn khi mà Trung Quốc rơi vào tình trạng bị phong tỏa, và sau đó là nhu cầu giảm mạnh vì các thị trường xuất khẩu chính bị đình trệ. Do xuất khẩu đột ngột giảm mạnh, triển vọng của sự phục hồi trong ngắn hạn có vẻ không chắc chắn, các công ty bắt đầu cắt các khoản đầu tư theo kế hoạch trước đó, vì vậy làm giảm 21% nguồn vốn cho các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ba tháng đầu năm.

Hình 2.

Nhưng vẫn có những điểm sáng có ảnh hưởng tích cực đến sự phục hồi. Tầm quan trọng của ngành sản xuất đối với nền kinh tế Việt Nam là rất rõ ràng, và vì vậy các bước quan trọng đã được thực hiện để duy trì hoạt động sản xuất mặc dù tình trạng phong tỏa vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia khác. Ví dụ, các kỹ sư từ hai nhà sản xuất quốc tế lớn về các sản phẩm điện tử đã gia nhập thị trường Việt Nam vào đầu năm nay để đảm bảo các nhà máy của họ tiếp tục hoạt động hết công suất. Chính phủ cũng hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để tăng cường sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho các công nhân, giúp họ tiếp cận thị trường toàn cầu

Khi các nhà sản xuất trên toàn cầu bắt đầu suy nghĩ lại về các chiến lược chuỗi cung ứng để giải quyết các điểm yếu bị phơi bày bởi sự xuất hiện của dịch bệnh, Việt Nam vẫn ở thế mạnh. Đất nước này từ lâu đã là một điểm đến hấp dẫn: thị phần xuất khẩu ngành sản xuất cần nhiều lao động tăng 2,2% trong giai đoạn 2014-2017 (Hình 3) cao hơn nhiều so với một số nền kinh tế mới nổi khác. Tiểu ngành của sản xuất có thể tăng trưởng, đặc biệt nếu các công ty nỗ lực nhiều hơn để đa dạng chuỗi cung ứng sau đại dịch. Một cuộc khảo sát của McKinsey với những giám đốc, quản lý nguồn cung ứng thời trang được (khảo sát công bố vào tháng 5) ủng hộ quan điểm này, với 24% số người được hỏi cho biết họ hy vọng sẽ thấy sự gia tăng sản xuất tại Việt Nam hơn bất kỳ địa điểm nào khác ở châu Á.

Hình 3

Như vậy, năm 2020 chắc chắn sẽ tiếp tục là một năm thách thức, nhưng Việt Nam có thể hy vọng rằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây sẽ quay trở lại vào năm tới. Nếu Việt Nam tiếp tục duy trì được tình hình kiểm soát tốt dịch Covid-19, đồng thời có những thay đổi cấu trúc phù hợp thì nền kinh tế Covid-19 sẽ nhanh chóng phục hồi và còn có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới.

Source: https://www.mckinsey.com/featured-insights/asia-pacific/emerging-from-the-pandemic-vietnam-must-position-itself-for-recovery

Khởi động du lịch trở lại: Du khách Trung Quốc nghĩ gì về chuyến đi đầu tiên sau Covid-19.

0

Khảo sát 1600 người đã đi du lịch trong hoặc ngoài nước ít nhất 1 lần trước khi bùng nổ dịch COVID-19 cho thấy sự thay đổi trong mô hình du lịch của khách hàng.

Ngành du lịch toàn cầu đã và đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng do hậu quả của đại dịch Covid-19. Diễn biến dịch vẫn tiếp tục căng thẳng và khiến nhiều nơi trên thế giới duy trì tình trạng phong tỏa, đồng thời người dân tránh đến những khu nghỉ dưỡng và địa điểm du lịch đông đúc. Nền kinh tế Trung Quốc đã thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn do các biện pháp ngăn chặn Corona, và điều quan trọng bây giờ là hiểu được mất bao lâu để người tiêu dùng lấy lại sự tự tin khi ra khỏi nhà và đi du lịch. Với suy nghĩ này, McKinsey đã tiến hành khảo sát 1600 khách du lịch tại 8 tỉnh thành phố của Trung Quốc về thái độ của họ khi du lịch.

Các đáp viên tham gia khảo sát là những người đã có chuyến du lịch nghỉ dưỡng nội địa hoặc quốc tế trong năm ngoái, tại các thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thành Đô, Tây An, Hạ Môn và Vũ Hán. Số liệu được thu thập từ 13/04 đến 18/04.

Những người tham gia được hỏi những vấn đề sau: Khi nào bạn muốn có chuyến đi tiếp theo? Ai là người lên kế hoạch cho chuyến đi đó, ai sẽ đồng hành với bạn, bạn muốn đi đâu và bạn muốn làm gì, tham gia các hoạt động nào? (Hình 1). Kết quả cho thấy mặc dù có nhiều biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc, sự phục hồi trong suy nghĩ về việc đi du lịch cho đến nay vẫn còn “bảo thủ”: chỉ có 13% du khách  cho rằng họ có kế hoạch cho một chuyến đi trong vòng 3 tháng tới. Những chuyến đi trong nội thành phổ biến hơn, với khoảng 1/3 số người được hỏi mong đợi tăng số chuyến đi trong khu vực địa phương trong tháng tới. Hầu hết số đáp viên muốn đến những địa điểm ở gần nhà, có ít hơn 5% mong đợi những chuyến nghỉ dưỡng qua đêm ở trong nước.

Hình 1. Phần lớn các đáp viên ở Trung Quốc cho rằng sẽ phục hồi lại việc du lịch từ Tháng 9/2020.

Nhìn chung tâm lý người tiêu dùng Trung quốc đang phục hồi nhanh chóng trong vài tuần vừa qua với 36% người tiêu dùng suy nghĩ cực về kinh tế Trung Quốc, nhưng riêng với du lịch, việc phục hồi niềm tin của người tiêu dùng còn chậm chạp. Khảo sát cũng cho thấy một số insights quan trọng trong hành vi và tâm lý trong việc du lịch đang thay đổi trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đạt đỉnh điểm.

KEY INSIGHTS

1.Hầu hết dân du lịch mong đợi chuyến nghỉ dưỡng tiếp theo trong khoảng giữa Tháng 9 và Tháng 10, với sự gia tăng đáng kể vào ngày Quốc Khánh.  

Kỳ vọng về du lịch giải trí trong tương lai được phân bổ khá đều quanh ngày Quốc khánh. Cụ thể, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người được hỏi muốn du lịch vào đầu mùa hè (Tháng 5, tháng 6); khoảng 11% đáp viên muốn chuyến du lịch đầu tiên bắt đầu sau mùa hè (tháng 7, tháng 8); và 56% lại mong muốn du lịch vào khoảng thời gian tháng 9 – tháng 10. Điều này có nghĩa là phần lớn mọi người không muốn du lịch cho đến khi kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh bắt đầu.

Hình 1. Phần lớn các đáp viên ở Trung Quốc cho rằng sẽ phục hồi lại việc du lịch từ Tháng 9/2020.

Ngoài ra, các đáp viên nói rằng họ đang chờ đợi thông báo từ các chuyên gia (54%), hoặc chờ đợi việc mở lại các trường học (54%), trước khi họ sẵn sàng thực hiện chuyến đi tiếp theo.

2.Những người trẻ, độc thân và có kinh nghiệm du lịch là những người có mong muốn du lịch trước tiên.

Những người muốn đi du lịch trong 3 tháng tới hầu hết là những người trẻ, độc thân, thuộc tầng lớp trung lưu, có kinh nghiệm du lịch (Hình 2). Họ cũng là những dân cư của 19 thành phố trọng điểm, với Thượng Hải và Thành Đô là 2 đại diện tiêu biểu. Một số người trong nhóm này đã tìm hiểu những chương trình du lịch địa phương – 31% nói rằng họ đã đi nghỉ dưỡng trong nội thành trong tháng 4.

Hình 2. Những người “sớm quay trở lại” du lịch là những người trẻ và chưa có gia đình.

Hầu hết đáp viên không cảm thấy đủ an toàn để bắt đầu đi du lịch, nhưng tâm lý chung đang bắt đầu cải thiện. Nhìn chung, có đến 85 – 90% đáp viên cảm thấy rằng đầu tháng 4 không phải thời điểm an toàn để rời khỏi nhà và đi nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, làm việc tại chỗ, trong khu vực địa phương được xem là “hơi an toàn” (62%), và 36% nói rằng họ sẽ đi quanh thành phố họ đang sống thường xuyên hơn trong những tháng tiếp theo. Tinh thần hướng về du lịch nội địa cũng vì thế mà tăng lên, với tỷ lệ đáp viên cho rằng du lịch trong tháng những tháng tới “không an toàn” giảm xuống 50 – 60% so với du lịch vào đầu tháng 4.

Như vậy, sự tin tưởng về mức độ an toàn tăng lên là nhờ vào sự gia tăng trải nghiệm tại các khu vực địa phương, điều này giúp ngành du lịch gia tăng khách hàng tiềm năng tại các khu vực tỉnh thành và thành phố mà người đó sinh sống. Mặc dù việc du lịch giữa các tỉnh thành vẫn bị cấm cho đến ngày Quốc Khánh, và không được đi du lịch nước ngoài, những chuyến du lịch nội địa vẫn rất tiềm năng.

3. Du lịch nội địa được ưa thích nhất nhưng nhiều người chưa quyết định được địa điểm.

Đa phần đáp viên (55%) mong đợi chuyến đi của họ là chuyến đi nội địa (Hình 3). Tuy nhiên, mặc những thách thức của đại dịch, gần 1/4 trong số họ muốn rằng chuyến đi tiếp theo sẽ là một chuyến xuất ngoại. 22% đáp viên còn lại cho biết họ vẫn chưa có ý định về nơi đu lịch. Tự lái xe hoặc thuê xe là những lựa chọn được xem là phù hợp và an toàn hơn so với đi tàu hay sử dụng đường hàng không.

Hình 3. Các địa điểm trong nước vẫn là những lựa chọn thực tế và khả thi nhất đối với những người muốn đi du lịch tại Trung Quốc.
4.Những điểm đến liên quan đến Ẩm thực và Gia đình phổ biến hơn cả mặc dù vẫn có sự lo ngại về virus.

Trong khi dân du lịch lập kế hoạch tránh những địa điểm đông đúc, ngắm cảnh ngoài trời trở thành lựa chọn phổ biến nhất. Những địa danh theo chủ đề Ẩm thực và Gia đình cũng nằm trong TOP 3 lựa chọn, trong khi Mua sắm nằm ở cuối danh sách.

Hình 4. Những địa danh liên quan đến Ẩm thực và Gia đình phổ biến mặc dù vẫn còn sự lo ngại về virus.
5.Du lịch theo nhóm đang dần thu hẹp.

Trước Coivd-19, 66% người được hỏi đã lập kế hoạch du lịch với gia đình hoặc với cha mẹ, hoặc với các họ hàng. Đến thời điểm này, tình hình đảo ngược hoàn toàn, khi có tới 69% cho rằng họ có kế hoạch du lịch một mình so với chỉ 30% trước đại dịch (Hình 5).

Hình 5. Du lịch theo nhóm đang dần thu hẹp.

Những gói tour hướng dẫn giảm đáng kể, chỉ 10% người được hỏi nói rằng họ muốn có một chuyến du lịch nhóm, 68% thì cho rằng không khả thi khi xem xét lựa chọn này (Hình 6). Trước thời điểm bùng nổ dịch bệnh, 28% thích đi du lịch theo nhóm 10 người hoặc hơn thế. Những nhóm nhỏ (<10 người) giờ đây lại trở nên phổ biến hơn, với 31% đáp viên lựa chọn phương án này, tăng gần gấp 3 lần so với 2019.

Hình 6. Những người muốn đi du lịch ở Trung Quốc thích tự đi, tự lái xe hơn là du lịch nhóm.

Một số hàm ý cho những doanh nghiệp, đơn vị hay cá nhân có liên quan đến chuỗi du lịch

Ngành du lịch đang trong giai đoạn đầu của sự phục hồi và chúng ta thấy được những cơ hội cho những người làm trong ngành du lịch bằng cách thực hiện 3 bước sau:

  1. Target marketing: các doanh nghiệp, đơn vị làm trong ngành du lịch nên thực hiện các chiến dịch Target marketing nhắm chọn khách hàng mục tiêu và chia khách hàng mục tiêu thành từng nhóm khác nhau. Ví dụ những khách hàng có ý định du lịch trở lại trong vòng 3 tháng tiếp theo, từ 3 – 6 tháng nữa, trên 6 tháng, du lịch nội địa, du lịch địa phương.
  2. Thích nghi: những người trong ngành cần nhanh chóng cung cấp lại các dịch vụ để thu hút khách hàng và hướng đến các nhóm khách hàng nhỏ hơn cũng như những du khách trẻ hơn và chủ yếu đến từ khu vực thành thị. Có nhiều ý kiến ​​cho rằng những khách du lịch này muốn mở rộng trải nghiệm của họ: 41% người được hỏi bày tỏ sự ưa thích đối với các lựa chọn khách sạn sang trọng hoặc cao cấp, so với tỷ lệ thực tế là 31% những người có cùng đặc điểm đặt phòng cao cấp ở Trung Quốc năm ngoái. Ngoài ra, cơ hội cũng đến từ những khách du lịch tiềm năng khi họ có ý định đi du lịch trở lại nhưng chưa nghĩ đến địa điểm nào cụ thể.
  3. Theo dõi những cơ hội bán lẻ: những nhà bán lẻ du lịch nên điều chỉnh chiến lược đáp ứng với sự thay đổi đột ngột khi có đến khoảng 70% đáp viên có kế hoạch đi du lịch mà không có gia đình đi cùng. Theo số liệu trước đây, nhóm khách hàng này thường dành ngân sách chi tiêu nhiều hơn các nhóm khác, ngay cả khi mục đích của chuyến đi không phải là mua sắm.

Sẽ còn phải mất nhiều thời gian để phục hồi sau dịch Covid-19, đặc biệt với ngành du lịch, nhưng cũng có những dấu hiệu tích cực hứa hẹn cho thấy những chỉ số phục hồi ở Trung Quốc. Trong khi du lịch nước ngoài sẽ vẫn bị hạn chế theo quy định và thách thức phải cách ly, lựa chọn du lịch nội địa ngày được cho rằng sẽ an toàn hơn. Khi những du khách chia sẻ những trải nghiệm của họ sau “chuyến đi đầu tiên du lịch trở lại” trên mạng xã hội, xu hướng này có thể tiếp tục lớn mạnh hơn ở Trung Quốc và góp phần mang lại hy vọng cho ngành du lịch quốc tế nói chung.

Team Data Insight tổng hợp.

Link: https://www.mckinsey.com/featured-insights/asia-pacific/hitting-the-road-again-how-chinese-travelers-are-thinking-about-their-first-trip-after-covid-19?cid=other-eml-alt-mip-mck&hlkid=82a7cff98ced41de9cc17acea19b52fd&hctky=12061328&hdpid=54493ed7-890b-4944-87a7-56e60eca656e

Admicro Userbook Quí 1-2020

0

Báo cáo cung cấp số liệu, thông tin về Admicro network được cập nhật hàng quý. Nội dung bao gồm:
– Thông tin demographic của Audience
– Hành vi của Audience theo 5 nhóm tuổi (<18, 18-24, 25 – 35, 36 -50 và trên 50)

Vui lòng điền thông tin bên dưới để tải báo cáo này.

    Tiktok lan rộng trong giới trẻ Việt Nam, “Mạng xã hội thay thế Facebook” tăng trưởng trong Q1/2020

    0

    Một nghiên cứu trên toàn quốc được thực hiện bởi Decision Lab đã xác nhận rằng mức độ phổ biến ngày càng tăng của TikTok – một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội mới nhất, tại Việt Nam. Trong tổng số những đáp viên thực hiện khảo sát online có 20% nói rằng họ đang dùng ứng dụng chia sẻ Video này trên điện thoại, tăng so với 15% trong Q3/2019. Khảo sát cũng cho thấy sự gia tăng ở Gapo Lotus, 2 nền tảng mạng xã hội “made in Vietnam” ra đời nhằm thay thế Facebook, trong khoảng thời đầu thời kỳ đại dịch Covid-19 xảy ra.

    Người tiêu dùng kết nối – “Connected Consumer”

    Trong Q3/2019, Decision Lab đã thực hiện nghiên cứu về cộng đồng trực tuyến tại Việt Nam về những thói quen, hành vi của họ trên mạng xã hội. Kết quả cho thấy xu hướng hiện nay của người dùng mạng là tránh phụ thuộc vào duy nhất một nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, một số ứng dụng như TikTok Spotify đang tạo ra những thách thức mới cho những tay chơi lớn như Facebook, Youtube.

    Theo bước chân của Người tiêu dùng kết nối

    Trong Q1/2020, Decision Lab đã xây dựng , theo dõi hiệu quả những ứng dụng ưa thích của người dùng Việt Nam thông qua các nhóm nội dung bao gồm âm nhạc, tin tức, nhắn tin và video ngắn trong giai đoạn Q1/2020. Dữ liệu được thu thập nhiều thế hệ đã cung cấp một bức tranh rõ ràng về việc các ứng dụng đã có những bước thay đổi như thế nào, ứng dụng nào có khả năng tăng trưởng tỷ lệ người dùng (Share of audience) trong thế giới hậu COVID.

    GEN Z đang có những bước chuyển sự chú ý sang TikTok, Instagram vì xu hướng sáng tạo nội dung Video ngắn.

    Mặc dù thành công của TikTok, được biết đến là nền tảng cho những nội dung video ngắn, có thể không đe dọa đến sự thống trị toàn diện của Facebook và YouTube, nhưng sự thay đổi trong thế hệ Gen Z nên được chú ý hơn khi mà thế hệ này bắt đầu sử dụng TikTok và Instagram nhiều hơn chủ yếu để sáng tạo, chỉnh sửa video ngắn.

    Thực tế, trong giai đoạn phong tỏa do đại dịch Covid-19, một bộ phận Gen Y có mong muốn được chú ý nhiều hơn trên các mạng xã hội. Chính phủ Việt Nam đã tận dụng thực tế này trong thời gian cách ly và phát động chiến dịch “Ở nhà vẫn vui” với hashtag #happyathome, #onhavanvui trên TikTok, nhằm tạo sân chơi cho người dân chia sẻ các video hài hước về việc phòng tránh dịch, các biện pháp rửa tay, đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.

    Lotus và Gapo tăng thị phần giữa làn sóng anti – Facebook.

    Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 3 – 4%, nhưng rõ ràng trong số 65 triệu người dùng mạng xã hội Việt Nam đã có những user tạo cơ hội cho các ứng dụng “made in Vietnam” nhằm thay thế Facebook. Có lẽ những những cảm xúc tiêu cực của người dùng Internet toàn cầu đối với những công ty công nghệ lớn trên thế giới đang ngày càng căng thẳng. Suy nghĩ này thể hiện ở việc các user có sự ưu tiên hơn với những nhà xuất bản tin tức Việt Nam, mặc dù họ có thể đã tìm thấy những tin tức này trên Facebook trước đó.

    Ra mắt vào thời điểm những Startups trong nước được khuyến khích nhằm thách thức sự thống trị của Facebook và Google, chắc chắn sẽ có những điều thú vị khi theo dõi những gì sẽ xảy ra đối với cả hai mạng lưới non trẻ này. Thêm vào đó, cả hai nền tảng được đầu tư kỹ lưỡng và giữ tham vọng trong một vài năm tới, Gapo đang đặt mục tiêu đạt được 20 triệu người dùng vào tháng 1, 2021.

    Người dùng Việt Nam vẫn “không thể sống thiếu Facebook”.

    Cuối cùng, mặc dù có nhiều người có cảm nhận tiêu cực với Facebook, nhưng tại Việt Nam nói riêng, khi được hỏi “Hãy chọn một ứng dụng mà bạn cảm thấy không thể sống thiếu được”, lựa chọn số một của người dùng mạng xã hội ở tất cả các thế hệ vẫn là Facebook.

    Đối thủ nặng ký cạnh tranh với Facebook tại Việt Nam là Zalo. Trong đó, Zalo chủ yếu duy trì thị phần trong thị trường ứng dụng nhắn tin, đặc biệt ở hai nhóm người dùng Gen X và Gen Y. Tuy vậy, sự hiện diện của Facebook rõ ràng vẫn lớn hơn khi so sánh ở những các hoạt động khác như xem video ngắn, tiếp cận với thông tin và đặc biệt quan trọng với các nhà quảng cáo, bán hàng qua mạng. Như vậy, có thể nói Facebook vẫn đi trước và là ứng dụng được nhiều người thích sử dụng bất cứ khi nào họ cảm thấy muốn mà không cần suy nghĩ nhiều.

    Tổng hợp: Data-insights Admicro.

    Link: https://www.decisionlab.co/blog/vietnam-not-immune-to-tiktoks-global-charm

    Hậu Covid-19, người tiêu dùng sẽ làm gì trước tiên?

    0

    Kết quả lắng nghe người dùng trên mạng xã hội (social listening) trong tuần cuối tháng Ba vừa qua của Kantar đã chỉ ra những việc người dùng muốn làm nhất khi dịch bệnh kết thúc. Đây cũng là tín hiệu dự báo nơi nào người tiêu dùng sẽ tìm đến trước tiên sau khi được giải phóng khỏi tình trạng cách ly xã hội do dịch bệnh.

    Hậu Covid-19, người tiêu dùng sẽ làm gì trước tiên?  - ảnh 1
    Kết quả social listening: Người dùng mong muốn làm gì sau dịch bệnh, thực hiện trong giai đoạn 24-30.3. Nguồn: Kantar.

    Làm đẹp

    Trái với suy đoán của nhiều người, người tiêu dùng sẽ chọn đi đến các tiệm làm đầu để cắt/nhuộm tóc, làm móng và tỉa lông mày ngay khi Covid-19 được đẩy lùi. Trên thực tế, số liệu nghiên cứu thị trường của Kantar cho biết hơn 40% người tiêu dùng thường trả tiền để làm tóc mỗi 2 tháng/lần, với số nam giới nhiều hơn nữ giới.

    Kantar cũng dự đoán nhu cầu dành cho các sản phẩm trang điểm làm đẹp sẽ tăng vọt sau mùa dịch. “Việc thể hiện giá trị trải nghiệm thương hiệu sẽ trở thành mục tiêu của những thương hiệu mong muốn tái kết nối với khách hàng,” Andrew Nelson, giám đốc khách hàng của Kantar nhận định.

    Ăn ngoài

    “Ngay khi hết mùa cách ly tôi sẽ ra tiệm ăn” là câu nói nhiều người gửi cho nhau trên mạng nhiều thứ nhì trong thời gian ở nhà phòng tránh dịch. Các món ăn được mong đợi nhất là sushi, hải sản, sườn nướng, bít tết… Người dùng Internet cũng cho biết họ sẽ đi ăn sau khi xem phim. Số khác cho biết họ mong chờ được mua đồ ăn mang về nhà.

    Hậu Covid-19, người tiêu dùng sẽ làm gì trước tiên?  - ảnh 2
    Ăn tiệm là một trong những điều nhiều người phải hy sinh khi cách ly phòng bệnh.
    Ảnh: Forbes.com. 

    Tham gia những sự kiện gặp gỡ và giải trí

    Đi đến các địa điểm giải trí ban đêm như quán pub và gặp gỡ bạn bè là ưu tiên tiếp theo của người tiêu dùng hậu dịch Covid-19. Ngoài ra họ cũng cho biết mình sẽ tham gia các sự kiện giải trí ngoài trời như đại nhạc hội sau khi được phép tụ tập đông người như cũ.

    Hưởng thụ thiên nhiên và du lịch

    Chỉ sau một tuần giãn cách xã hội, người dùng Intetnet đã bắt đầu nghĩ tới chuyến du lịch tiếp theo, đến mức có người sẵn sàng mua vé máy bay mà chưa nghĩ tới điểm đến. Nhiều khách hàng đã đặt mua sẵn các chuyến đi để có “mục tiêu” cho mùa cách ly.

    Số khác bắt đầu cảm thấy “cuồng chân” sau một thời gian dài bó mình trong nhà. Mong muốn của họ sau đại dịch là đi ra bãi biển, các khu nghỉ dưỡng vùng núi hoặc các vườn quốc gia để ngắm cảnh. Đây là dấu hiệu cho thấy ngành du lịch và khách sạn sẽ trỗi dậy mạnh mẽ khi Covid-19 được dập tắt.

    Hậu Covid-19, người tiêu dùng sẽ làm gì trước tiên?  - ảnh 3
    Ngành du lịch và khách sạn sẽ trỗi dậy mạnh mẽ khi Covid-19 được dập tắt.
    Ảnh: Forbes.com

    Các sự kiện thể thao

    Đi xem hoặc trực tiếp tham gia các sự kiện thể thao là một trong những việc hàng đầu nhiều người muốn làm hậu Covid-19. Đặc biệt những môn thể thao vốn có lượng người hâm mộ trung thành sẽ nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.          

    Đáng chú ý trong danh sách kết quả social listening của Kantar có một bộ phận không nhỏ những cá nhân bày tỏ vẫn sẽ ở nguyên tại nhà, đọc sách, xem phim và tận hưởng việc ở một mình dù dịch bệnh đã qua đi.

    Điều này đồng nghĩa lối sống thời Covid-19 có thể sẽ tiếp tục ăn sâu vào một bộ phận người tiêu dùng, tạo nên một lực lượng tiêu dùng mới ưa chuộng tận dụng công nghệ trong công việc, mua sắm, kết nối với người khác và cả giải trí hằng ngày, từ đó mở rộng và củng cố vị thế của các doanh nghiệp thuộc các ngành tương ứng, chẳng hạn như Grab, Now, Facebook, Netflix, Zoom… trên thị trường.  

    Nguồn: Tác giả Giang Lê – Forbes Việt Nam

    Link: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/hau-covid19-nguoi-tieu-dung-se-lam-gi-truoc-tien-10376.html

    Ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 đến hành vi độc giả Admicro trong tháng 3 – 2020

    0

    Cập nhật tình hình diễn biến dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến hành vi của độc giả trên hệ thống các trang của Admicro. Người đọc quan tâm đến những nội dung nào về Covid-19? Các sản phẩm, nội dung phù hợp với hành vi độc giả?

    1. Cập nhật tình hình, đánh giá sự quan tâm đến những tin liên quan đến corona

    Sau một tháng từ ngày 25/01 – 26/02/2020, kể từ ca đầu tiên ghi nhận nhiễm Corona đến khi ca thứ 16 được ra viện, người dân Việt Nam nói chung gần như đã thở phào nhẽ nhõm. Nhưng chỉ vài ngày sau, đêm Thứ 6 ngày 06/03/2020, tin tức về bệnh nhân thứ 17, cũng là ca nhiễm đầu tiên tại thủ đô Hà Nội, đã gây hoang mang dư luận. Ngay ngày hôm sau, số lượng User quan tâm đến tin tức về Corona tăng vọt từ 3.5 triệu user ngày 06/03 lên đến hơn 8 triệu User ngày hôm sau và luôn duy trì ở mức tương tự vào các ngày sau đó. Ngày có số lượng User đọc các bài viết về Covid-19 thấp nhất cũng gần 5 triệu người. Và cũng gần như ngay lập tức, người tiêu dùng phản ứng với thông tin trên bằng việc đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi để mua thức ăn, mì tôm, … dự trữ để hạn chế việc ra ngoài vào những ngày sau đó.

    Có thể thấy lượng Pageviews của độc giả Admicro tăng đột biến ngày 07/03. Nếu như trước đó, Pageviews liên quan đến đại dịch chiếm khoảng 20% tổng pageviews thì giai đoạn tiếp theo này, con số đã tăng lên đến khoảng 50% so với tổng views, điều này là dễ hiểu bởi mức độ nghiêm trọng của đại dịch đã tăng đáng kể. Mặc dù Views về các nội dung khác gần như không có nhiều thay đổi, nhưng riêng các nội dung về dịch bệnh đã thu hút thêm gần như một lượng Pageviews tương đương. Ngoài ra, sự chú ý có giảm dần vào những ngày sau đó, nhưng mức giảm không quá cách biệt, vẫn duy trì ở mức rất cao. Nhìn chung độc giả rất quan tâm đến những thông tin cập nhật liên quan đến dịch Covid – 19, đặc biệt những thông tin mang tính dấu mốc.

    Cập nhật tình hình dịch bệnh và Lượng Pageviews về các nội dung liên quan đến Corona so với tổng Pageviews Adnetwork mỗi ngày.

    Biểu đồ dưới đây có thể thấy rõ sức ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid-19. Trong khi, số bài viết về Corona chỉ chiếm trung bình khoảng 6%/ngày so với tổng số lượng bài viết publish mỗi ngày, thì Tỉ lệ user tiếp cận được mỗi ngày (những người đã từng đọc ít nhất một tin về dịch bệnh) và Tỉ lệ pageviews TB mỗi ngày chiếm khoảng 50% so với tổng thể.

    Tỉ lệ trung bình mỗi ngày (%) về Số bài, Số User và Pageviews giữa Nội dung liên quan đến Corona so với các nội dung khác.

    2. Với những độc giả quan tâm đến chủ đề về Covid-19, đặc điểm của họ trên Adnetwork

    Những độc giả quan tâm đến chủ đề dịch bệnh, nằm trong độ tuổi từ 18-50 chiếm đa số. Đối với từng loại website, tỷ lệ các nhóm tuổi có sự chênh lệch đáng kể.

    Nhóm website tin tức tổng hợp như kenh14, afamily, soha và dantri nhóm tuổi từ 18-24 chiếm đa số. Với kenh14 và afamily nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt là afamily có gần 70% tỷ lệ độc giả thuộc nhóm tuổi 18-24. Với soha và dantri, nhóm tuổi 36-50, chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên không quá chênh lệch so với nhóm tuổi 18-24.

    Nhóm website về thông tin kinh tế-tài chính như cafef và cafebiz, độc giả trong nhóm tuổi 18-24 và 36-50 chiếm tỷ lệ lớn nhất, trên 75% tỷ lệ độc giả. Đối với Cafef, nhóm tuổi 36-50 chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong khi đó, tỷ lệ nhóm tuổi lớn nhất của cafebiz là 18-24.

    Phân bố độ tuổi theo % của từng website

    Kenh14 và afamily có tỷ lệ độc giả nữ chiếm đa số. Đặc biệt, đối với afamily, tỷ lệ độc giả nữ chiếm hơn 80%.

    Nhóm website có tỷ lệ độc giả là nam giới chiếm phần lớn gồm soha, dantri, cafef và cafebiz. Trong đó, cafebiz có lượng độc giả đồng đều ở cả 2 giới tính, tỷ lệ nam giới chiếm 52% và nữ giới chiếm 48%.

    Tỷ lệ độc giả theo giới tính

    3. Với những bài viết liên quan đến Covid-19, những chủ đề nào được quan tâm nhất?

    Từ việc tổng hợp và phân tích 180 bài viết có nội dung về Covid-19 (Top 30 bài viết của 6 website trên hệ thống Adnetwork), các nhóm nội dung lọt Top nhiều nhất bao gồm:

    • Cập nhật tình hình dịch trong nước: chủ yếu là các bài viết Công bố tổng số ca nhiễm, số ca nhiễm mới, hồi phục; các bài viết về Lịch trình di chuyển, tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân. Trong đó nổi bật nhất là những bài viết về Bệnh nhân số 17 và bệnh nhân là con gái tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn, nữ nhân viên Điện Máy Xanh, Bệnh nhân số 34. Do đây là những bệnh nhân ở trong giai đoạn khởi đầu của đợt dịch mới và có nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng.
    • Tác động, ảnh hưởng đến các ngành: ngành giáo dục: việc học online, lịch nghỉ học tiếp tục kéo dài; ngành hàng không: hủy chuyến bay, cấm nhập cảnh; ngành bán lẻ, kinh tế, kinh doanh:tình trạng cắt giảm nhân viên, thất nghiệp, các gói trợ cấp…. Hơn thế nữa, trong một thời kỳ “đen tối” như vậy, đại dịch Corona vẫn mang lại những điều tích cực: một số nhận định của Bill Gate, Shark Phú…, đặc biệt là những cải thiện lớn về môi trường.
    • Tin thế giới: cập nhật tin tức của một số quốc gia đang là ổ dịch lớn; các thông tin về việc chết tạo Vắc-xin…
    • Hành vi, ứng xử không tốt: những hành động không hợp tác trong công cuộc phòng chống dịch, chê bai khu cách ly thiếu thốn…
    • Câu chuyện cảm động: ngược lại với những hành vi không tốt, vẫn có những người làm tình nguyện, quyên góp, những khó khăn của các chiến sĩ khu cách ly; hay như bức thư cảm ơn của một người ngoại quốc.
    • Kiến thức, phòng tránh Covid-19: những lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ.
    • Phản ứng, chính sách của chính phủ: gói tín dụng, cứu trợ, … đặc biệt là các thông tin về Chỉ thị 16 – thực hiện Cách ly toàn xã hội.
    Các nhóm nội dung được đọc nhiều nhất về dịch Covid-19

    Nhìn chung các nhóm nội dung đều có tỉ lệ tương tác cao (tỉ lệ pageviews/bài), đặc biệt là nhóm nội dung về Cập nhật tình hình dịch bệnh, những nội dung, câu chuyện ứng xử xoay quanh việc phòng chống dịch và những hành động, chỉ thị chính phủ mới nhất.

    Có thể thấy sự tương quan giữa tỉ lệ phân bổ số lượng bài viết so với tỉ lệ views thu hút được của các nhóm nội dung. Tuy nhiên, có một điểm khá thú vị trên web cafef là mặc dù tỉ lệ bài viết về Câu chuyện cảm động rất nhỏ, thực tế là chỉ có 1 bài viết, nhưng pageviews thu được chiếm tới 30%, bài viết này cũng đứng ở vị trí số 1 trên toàn bộ số bài phân tích.

    Phân bổ Top 30 bài theo nhóm nội dung (%) của mỗi web

    4. Đề xuất các nhóm Sản phẩm phù hợp với nội dung liên quan đến Covid-19

    Đại dịch SARS-Cov-2 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và đã gây làm thay đổi hành vi người tiêu dùng rất nhiều, đặc biệt là việc hạn chế ra ngoài, mua sắm online, tiêu thụ các nội dung online nhiều hơn. Vì vậy, việc duy trì kết nối với Người tiêu dùng trên nền tảng online vẫn rất cần thiết.

    Tổng hợp: Team Data-insights Admicro

    Báo cáo cập nhật ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến Kinh tế, hành vi của người dân Việt Nam_Statista

    0

    Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt mốc một triệu ca với hơn 52.000 ca tử vong. Trung Quốc không còn ổ dịch lớn nhất thế giới, thay thế vị trí đó lại là các quốc gia phương Tây, Mỹ và Italia.

    Chính vì vậy, việc cập nhật liên tục những tác động của Corona đến thị trường là rất cần thiết. Vì điều này sẽ giúp các Marketer cũng như các nhà quản lý đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp. Báo cáo dưới đây sẽ cho độc giả cái nhìn tổng quan về:

    • Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam update ngày 26/03/2020
    • Ảnh hưởng đến nền kinh tế
    • Hành vi tiêu dùng
    • Tác động xã hội
    Coronavirus-COVID-19-in-Vietnam-Statistics-Facts-vietnamese (80 downloads)

    Nguồn: Statista

    Ngành hàng không và du lịch trước và sau khi bùng nổ đại dịch Corona

    0

    Ở trong nước, đại dịch Sars-CoV-2 diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Những tác động của Covid-19 cũng theo đó mà đã và đang gây ra áp lực lớn lên rất nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, ăn uống, lưu trú, giải trí, nhất là hàng không và du lịch bị ảnh hưởng rõ rệt.

    Vậy hãy cùng team Data Insight tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành Hàng không và du lịch cụ thể ra sao? Một số insight liên quan trên nền tảng Admicro:

    • Thông tin chung về ngành hàng không, phân chia thị phần, đặc điểm các hãng hàng không.
    • Kết hợp Hàng không và du lịch
    • Insights về user liên quan đến Hàng không và du lịch trên Admicro Network trước thời điểm bùng nổ dịch_Q3 – 4/2019
    • Ảnh hưởng của Corona virus_Q1/2020

    Lê Thị An Thái – Team Data Insight

    Aviation_in_VN_before_and_after_Covid-19 (90 downloads)

    0FansLike
    0FollowersFollow
    5,418SubscribersSubscribe

    Recent Posts