Ngành truyền thông ở Việt Nam, giống như phần lớn thế giới, đang thay đổi nhanh chóng cùng với sự phát triển kỹ thuật số. Tuy nhiên, đến nay, TV vẫn là kênh truyền thông quan trọng nhất đối với người mua sắm FMCG ở Thành thị 4 thành phố chính (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ) và Nông thôn Việt Nam.

Theo Kantar world panel, ở Thành thị 4 thành phố, thời gian dành cho TV (Độ phủ x Tần suất) cao hơn 17% so với kênh lớn thứ hai là kênh trực tuyến. Ở Nông thôn, mặc dù việc sở hữu điện thoại thông minh ngày càng nhiều, tỷ lệ hộ gia đình kết nối internet nhiều hơn, nhưng độ phủ của kênh trực tuyến vẫn thấp hơn một nửa so với TV.

Đây có lẽ là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất trong lĩnh vực truyền thông hiện nay khi các nhà quảng cáo luôn cân nhắc giữa hai kênh này và đau đầu về việc nên chuyển bao nhiêu từ TV sang kênh trực tuyến.

Mấu chốt sự thay đổi là ở cách người dùng đang sử dụng các thiết bị khác trong thời gian bật Tivi. Theo Decision Lab, có đến 28% người dùng thực chất nhìn vào màn hình điện thoại khi tivi chiếu các chương trình. Con số này tăng gấp đôi trong thời gian quảng cáo của các nhãn hàng giữa các chương trình.

Điều gì thu hút người dùng smartphone, ngay cả trong thời gian xem tivi ?

Dù là các chương trình hay quảng cáo chiếu xen giữa nhu cầu nổi bật của người xem điện thoại thông minh là giao tiếp, kết nốitìm kiếm thông tin.

  • 40% hoạt động của người dùng điện thoại thông minh là tìm kiếm thông tin về chương trình đang chiếu, 32% trò chuyện về chương trình, 28% bình luận online về chương trình.  
  • Khi có chương trình quảng cáo, 40% hoạt động liên quan đến tìm kiếm thông tin về sản phẩm/thương hiệu. 35% là chia sẻ sản phẩm/thương hiệu đến bạn bè, 20% tương tác với quảng cáo online.

Các thiết bị di động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt. Tới gần 70% khẳng định họ chưa bao giờ tắt máy điện thoại. 60% cảm thấy bất an nếu thiếu điện thoại thông minh của họ. 44% không thể rời sự chú ý đến chiếc điện thoại của họ dù chỉ trong 1 giờ.   

Khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm/thương hiệu, người Việt ở các lứa tuổi đang sử dụng điện thoải thông minh ở mức tương đượng với máy vi tính/laptop, thậm chí còn nhỉnh hơn ở lứa tuổi đến 34. Đây cũng là lứa tuổi có xu hướng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn so với thế hệ trước.

Điều này có ý nghĩa gì với các nhà quảng cáo/marketing ?  

  1. Cân nhắc nghiêm túc về quảng cáo ngoài khung giờ “vàng” sóng truyền hình: việc kết hợp TV với các kênh online như báo điện tử, mạng xã hội giúp tăng hiệu quả đầu tư, giảm thiểu chi phí và mang lại nhiều giá trị thương hiệu hơn.
  2. Lên kế hoạch về các hình thức quảng cáo di động sớm: xây dựng các ý tưởng quảng cáo mobile-first sẽ mang lại giá trị thương hiệu cao hơn chuyển đổi từ quảng cáo truyền hình. Kế hoạch truyền thông có sáng tạo trên nên tảng di động mang đến nhiều cơ hội hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.


Tổng hợp: Data-insights Admicro.