Phần 2: Mục đích cao hơn – Xu hướng nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường.

Đại dịch đã buộc cả thế giới phải tái cấu trúc, đồng thời thử thách những giá trị của toàn nhân loại. Việc tạo ra cho tất cả chúng ta một mục tiêu chung đã nâng cao ý tưởng về một mục tiêu: làm nổi bật vai trò của các doanh nghiệp đối với cộng đồng và môi trường sống.

Mối quan tâm đến môi trường không còn mới, nhưng năm 2020 là bước ngoặt đánh dấu một số thay đổi quan trọng về thái độ của mọi người đối với việc bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Đầu tiên, Châu Á – Thái Bình Dương duy trì vị trí dẫn đầu là khu vực mà hầu hết các thương hiệu đều được yêu cầu thân thiện với môi trường. Tiếp đó, đối diện với những thói quen tiêu dùng cá nhân trong thời kỳ phong tỏa và đánh giá lại mức độ ảnh hưởng của những thói quen đó đến môi trường, 86% người tham gia khảo sát nói rằng họ trở nên có ý thức bởi tác động của đại dịch Coronavirus.

Cuối cùng, vô tình đã có sự thay đổi từ “eco-status” sang “eco-shame”

“Khi những phương thức thay thế mang tính bền vững ngày càng lan rộng, giá cá phải chăng, và tốt hơn những lựa chọn vốn được kế thừa trước đó, thì tiêu dùng xanh (eco- consumption) không còn là vấn đề lựa chọn thái độ (eco-status), mà hơn thế là việc cảm thấy xấu hổ vì lựa chọn đứng ngoài cuộc (eco-shame). Sự thay đổi này dẫn đến việc hàng triệu người tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ, và những trải nghiệm giúp họ giảm bớt cảm giác xấu hổ khi nhắc đến vấn đề thân thiện với môi trường sống.”

– TrendWatching

Mọi người cũng cảm thấy có những kết nối gần gũi hơn với cộng đồng. Theo GlobalWebIndex, nhiều người đồng ý rằng “giúp đỡ người khác trước khi giúp đỡ chính mình” “đóng góp cho cộng đồng của tôi” là rất quan trọng.

Trong khi những hành động có sự khác nhau giữa quốc gia, yếu tố chung là  tinh thần giúp đỡ người khác. Ví dụ, Nhật Bản đang tìm cách để hỗ trợ nhân viên y tế; người dân Hàn Quốc đang tìm kiếm những cơ hội tình nguyện; trong khi tại Việt Nam, người dân tìm cách quyên góp quần áo cũ cho những người nghèo .

A. Xu hướng tìm kiếm 2020.

Tác động đến môi trường:

Trong khi mối quan tâm đến môi trường và việc đóng góp cho cộng đồng trở thành xu hướng hàng đầu ở các nước APAC trong năm 2020, thì sự gia tăng mạnh mẽ các thói quen mới trong thời kỳ phong tỏa đã mang chúng ta đến với năm 2021 và hơn thế nữa.

Tại Đài Loan: từ khóa “mặt nạ thân thiện với môi trường” tăng hơn 1000% so với cùng kì năm trước.

Tại Malaysisa: Từ khóa “có thể tái sử dụng” tăng 65% so với mức tăng 30% của năm trước.

Tại Philippines: từ khóa “Bao bì thân thiện với môi trường” được tìm kiếm tăng 125%, trong khi năm ngoái tăng 55%.

  • Tại Hàn Quốc vấn đề “chất thải thực phẩm” tăng 20%, so với năm trước đó tăng 10%.
  • “Làm thế nào để tái chế” được tìm kiếm nhiều hơn 25% ở Ấn Độ.

Kết nối cộng đồng:

Giãn cách xã hội – và cô lập mang lại mong muốn được kết nối với cộng đồng rộng lớn hơn bằng các hành động mang tính đóng góp.

Tại Hàn Quốc tìm kiếm về “các hoạt động tình nguyện” tăng mạnh 2000%, vượt hơn hẳn so với 2 năm vừa qua.

Từ khóa ủng hộ (donate) tăng 150% về lượt tìm kiếm tại Indonesia.

Tăng 75% so với mức tăng ngang bằng của năm trước về từ khóa “giúp đỡ như thế nào?” được tìm kiếm nhiều hơn ở Ấn Độ.

“Mua hàng của địa phương” được tìm kiếm nhiều hơn 90% ở Úc.

Tìm kiếm “Giúp đỡ ai đó” tăng 60% tại Philippine so với mức tăng 10% năm ngoái.

B. Gợi ý dành cho thương hiệu.

Mở rộng lãnh thổ để tạo ra các kết nối có ý nghĩa, vượt ra ngoài trách nhiệm xã hội truyền thống của công ty. Nên đưa ra các biện pháp để đáp ứng nhu cầu cá nhân, ý nghĩa và cảm xúc của người tiêu dùng. Hiện nay điều quan trọng là phải tích cực hỗ trợ cộng đồng, xã hội, người tiêu dùng, hành động mang lại giá trị bền vững cho thương hiệu.

Khi mọi người nhìn mặt bằng chung và thấy được giá trị của công ty nhiều khả năng họ sẽ trung thành với thương hiệu. Ngược lại, nghiên cứu về mục đích Zeno 2020 cho thấy văn hóa tẩy chay mạnh mẽ nhất ở châu Á, với người tiêu dùng ở Singapore(89%), Malaysia(91%), và Trung Quốc(92%) – nhiều khả năng không còn mua hàng từ một thương hiệu mà họ không hài lòng và thậm chí chủ động ngăn cản người khác làm như vậy.

Tạo ra những cách thức mới để người dùng kết nối với môi trường và kết nối với nhau.

Vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của bạn, tích cực đầu tư tập trung vào phát triển bền vững như Converse đã làm với City Forests. của họ. Dự án cộng đồng này sẽ thu hút các nghệ sĩ để tạo ra bức tường sử dụng quang xúc tác sơn giúp làm sạch không khí. Biện pháp làm sạch không khí này đã được phát hiện ở Jakarta, Sydney, Bangkok và TP Hồ Chí Minh.

Cung cấp quyền truy cập cộng đồng ngoại tuyến thông qua nền tảng kỹ thuật số giống như giải pháp lớn của Malaysia trong thị trường trực tuyến Mudah, giúp nhân viên kinh doanh trực tuyến của họ có thể tham gia vào thị trường chợ trực tuyến kỹ thuật số.

Làm cho các giá trị và chất lượng thực sự của bạn hiển thị ra bên  ngoài.

Hãy coi tính minh bạch là một trải nghiệm. Như Trend watching đã chỉ ra trong báo cáo việc làm trong tương lai của họ, việc phơi bày các sáng kiến nội bộ cho khách hàng có thể hấp dẫn và có tác động hơn là phát hành một thông cáo báo chí ngắn gọn.

Ví dụ: Shiseido đã giới thiệu S/Park, một nội dung cung cấp cho người tiêu dùng một cái nhìn hậu trường minh bạch về quá trình nghiên cứu và phát triển của nó và có các cuộc phỏng vấn với lãnh đạo của họ.

Đan xen các giá trị cộng đồng vào văn hóa nhân viên và hoạt động hàng ngày. Như một cách để phù hợp với môi trường bên ngoài, DBS đã tạo ra một Khu ẩm thực tại chỗ phong phú như cách để nhân viên sáng tạo và thưởng thức bữa trưa riêng của họ.

Hãy chủ động về việc thách thức các mô hình kinh doanh cũ và cách làm việc. Singapore Airlines ra mắt bao bì thân thiện với môi trường để cắt giảm chất thải bao bì. Nó cũng mang mục đích hướng tới giảm thiểu lượng khí thải Cacbon của nó, hiện tại và trong tương lai.

Hình 3: (Nguồn: Think With Google)

Kết nối với tiềm năng khách hàng ở gần.

Đảm bảo bạn có một sự hiện diện trực tuyến nổi bất để khách hàng của bạn có thể dễ dàng tìm thấy.

Google My Business là một công cụ dễ sử dụng giúp các doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách  hàng đang tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của họ.

Tại APAC, 53% người mua sắm trực tuyến nói rằng họ sẽ mua trực tuyến thậm chí còn thường xuyên hơn sau đại dịch. Với hàng triệu lượt tìm kiếm liên quan đến mua sắm trên Google mỗi ngày, các thương hiệu có cơ hội liêt kê sản phẩm của họ (miễn phí) trên Danh sách.

Tìm kiếm “Mua sắm gần tôi” đã tăng 3X trong ba năm qua, chỉ ra rõ rằng người mua sắm đang chuyển sang kỹ thuật số để tìm những gì học đang cần và ở gần đó. Các thương hiệu có thể khai thác cơ hội bằng cách sử dụng quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương để hiển thị cho người mua sắm gần đó những gì có sẵn, trong kho và cách đến trực tiếp của hàng.

Bài viết này được trích dẫn từ “Think With Google” và là một phần trong tổng báo cáo “Year in search 2020″

Linkhttps://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac/feature/year-in-search-for-brands/

                                                    Tổng hợp: Data-insights Admicro.

Nguồn: Think With Google