Khi nói đến Black Friday, người ta ngay lập tức nghĩ tới 2 điều: “siêu giảm giá” và các đám đông hỗn loạn. Tuy nhiên, dưới tác động của Covid-19, Black Friday 2020 liệu còn những đám đông mua sắm như năm trước?

Dữ liệu thống kê về ngày Black Friday 2020 được Bluecore lấy từ 1.5 tỷ cookie của bên thứ nhất, 1 tỷ giỏ hàng, 4.4 triệu sản phẩm độc quyền,  58.8 triệu đơn đặt hàng với tổng doanh thu 7.1 tỷ đô la trên 159 thương hiệu bán lẻ (trong đó có 52 thương hiệu quần áo, 11 thương hiệu làm đẹp, 20  thương hiệu giày dép, 15 thương hiệu đồ gia dụng, 10 thương hiệu trang sức, 10 thương hiệu công nghệ, 41 thương hiệu khác)

Khách hàng mua sắm ngày Black Friday là ai?

Hình 1. Tỷ lệ số lần mua sắm theo ngành hàng vào Black Friday 2020

Theo thống kê, hầu hết khách hàng mua sắm ngày Black Friday là những người mua hàng lần đầu – một xu hướng điển hình cho các ngày lễ mua sắm khi các thương hiệu có nhiều chương trình khuyến mãi lớn.

Số lượng lớn người mua hàng lần đầu cho thấy đây cơ hội để các thương hiệu thúc đẩy hành vi mua sắm lặp lại ở khách hàng và đạt được lượng doanh thu tiềm năng đáng kể. Việc thu hút được 2.200 khách hàng đã mua lần đầu tiên vào Black Friday (22% trong số 10.000 người mua lần đầu tiên) mua lại trong suốt cả năm đồng nghĩa với doanh thu đạt 187 nghìn đô la với các nhà bán lẻ có AOV (Average Order Value) 50 đô la và 374 nghìn đô la cho các nhà bán lẻ có AOV 100 đô la. 

Trong vòng 100 ngày sau lần mua đầu tiên, khách hàng sẽ quay trở lại mua hàng lần thứ hai đạt tỷ lệ 60%. Sau 100 ngày, lần mua hàng thứ hai của khách hàng giảm xuống còn dưới 10%. Với mỗi lần mua hàng, khả năng khách hàng quay lại sẽ tăng lên.

Lần mua sắm đầu tiên và thứ hai của khách hàng vào Black Friday 2020 so với Black Friday 2019 thay đổi như thế nào? 

Hình 2. Tỷ lệ mua sắm lần đầu và lần hai vào Black Friday 2020 so với 2019

Tỷ lệ người mua sắm Trang sức (Jewelry) lần đầu vào Black Friday năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019 có thể là do đây là mặt hàng được coi là một món quà tặng phổ biến và được người tiêu dùng mua nhiều hơn vào các ngày lễ nói chung. Tuy nhiên, tỷ lệ người mua sắm trang sức lần thứ hai vào Black Friday tăng so với 2019 là dấu hiệu của hành vi 'mua sắm trả thù' do tác động của dịch Covid khi người tiêu dùng không thể đi du lịch hay mua sắm tại các cửa hàng, vì vậy, họ có xu hướng chuyển chi tiêu từ du lịch sang mua sắm hàng hóa xa xỉ hoặc mua sắm lại trang sức tại các thương hiệu mà họ biết.

Do nhiều thương hiệu may mặc bắt đầu khuyến mãi sớm hơn so với năm 2020, cho nên hàng may mặc (Apparel) có tỷ lệ phần trăm giảm nhiều nhất ở số người mua lần đầu tiên và lần thứ hai.

Vài tháng trước Black Friday, khi lock-downs bắt đầu có hiệu lực, người tiêu dùng đã dần đầu tư nhiều hơn vào các mặt hàng hỗ trợ work-from-home như công nghệ (technology) và các mặt hàng đồ gia dụng khác.

Có bao nhiêu khách hàng mua sắm lại các thương hiệu mà họ biết đến lần đầu tiên trong đại dịch?

Hình 3. Tỷ lệ khách mua sắm lặp lại theo ngành hàng

Trung bình, 5% người tiêu dùng mua hàng của một thương hiệu lần đầu tiên họ biết đến trong thời gian đại dịch (từ 01/03 đến 20/09) đã mua hàng lặp lại trong kỳ nghỉ lễ sớm (từ 01/10 đến 27/11, Black Friday).

Nhìn chung, các thương hiệu đã có thể thu hút một tỷ lệ nhỏ người mua lần đầu tiên trở lại trong kỳ nghỉ lễ. Những lần mua sắm lặp lại này có giá trị bằng 130% so với đơn hàng đầu tiên.

Traffic site vào Black Friday 2020 thay đổi như thế nào so với Black Friday 2019?

Hình 4. Traffic site Black Friday 2020 so với 2019

Ngoại trừ Giày dép (Footwear), lưu lượng truy cập trang web tăng trên tất cả các ngành. Sự sụt giảm của ngành giày dép có thể là do nhiều người hiện đang làm việc tại nhà và ít có nhu cầu tìm kiếm và mua sắm giày mới.

Mua sắm vào Black Friday là mua hàng có kế hoạch hay mua sắm tùy hứng?

Hình 5. Số lần xem trước sản phẩm vào Black Friday của người tiêu dùng
Hình 6. Tỷ lệ người mua xem sản phẩm trước 1 tháng vào Black Friday 2020 so với 2019

Phần lớn các giao dịch mua vào Black Friday (72%) là mua hàng một cách tùy hứng trên tất cả các ngành. Đây là một cơ hội lớn cho các nhà bán lẻ có thể chuyển đổi những người mua lần đầu thành khách hàng thân thiết. Có 28% giao dịch mua sắm được xem xét hoặc đã qua nghiên cứu trước.

Số lượng đơn của người tiêu dùng vào Black Friday 2020 thay đổi như thế nào so với 2019?

Hình 7. Số lượng đơn hàng Black Friday 2020 so với 2019

Ngoại trừ mặt hàng Giày dép, tất cả các mặt hàng khác đều có tổng số đơn đặt hàng tăng.

Sự gia tăng mạnh về lượng đơn hàng Làm đẹp, Nhà cửa, Trang sức và Công nghệ là kết quả của sự chuyển hướng từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến trong bối cảnh các cửa hàng đóng cửa và các quy định giãn cách.

Việc giảm tổng số đơn đặt hàng ở mặt hàng Giày dép cũng giải thích cho sự giảm lưu lượng truy cập trang web – cả hai đều cho thấy thực tế là mọi người hiện đang làm việc tại nhà và ít có nhu cầu về giày dép mới.

Bài viết được trích dẫn và tổng hợp từ 'Bluecore'

Link: https://www.bluecore.com/black-friday-2020/

Báo cáo trên phần nào đưa ra những nhận định cơ bản cho các thương hiệu về tiếp thị sản phẩm tới khách hàng trong các dịp đặc biệt. Bên cạnh đó Data-insights có thể cung cấp các thông tin chi tiết hơn về insight người tiêu dùng tại Việt Nam từ lượng data truy cập từ mạng lướt website phủ rộng của Admicro.

Tham khảo báo cáo hành vi mua sắm của người dùng trên Admicro. Điền thông tin và tải báo cáo tại đây.

    Tổng hợp: Data-insights Admicro.