Việc sử dụng smartphone và kết nối Internet ngày càng tăng với cấp số nhân, dẫn đến sự thay đổi đáng kinh ngạc trong lối sống của người tiêu dùng Việt Nam suốt 10 năm qua. Vậy làm sao để tiếp cận được những người tiêu dùng kết nối – họ được định nghĩa là người thường xuyên truy cập internet, đồng thời dễ trở thành người mua hàng cả online và offline.  Khi mà Tết đang ngày càng đến gần, hãy cùng tìm hiểu người tiêu dùng kết nối đang dành thời gian bao lâu và ở đâu trên nền tảng Internet. Đây sẽ là những thông tin hữu ích với các marketers, những nhà quảng cáo để có thể điều chỉnh những chiến dịch nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Nền tảng kết nối

Tại Việt Nam, Facebook vẫn là nền tảng xã hội thống trị về số lượng người sử dụng và vì thế trở thành nền tảng mạng xã hội quan trọng nhất. Theo báo cáo của Decision Lab: 90% người dùng Internet được khảo sát đang sử dụng Facebook, trong đó 63% nói rằng Facebook là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ.

Mặc dù vậy, Facebook không còn nắm thế độc quyền.

Một số ứng cử viên khác đã và đang nổi lên nhanh chóng trong những năm gần đây và đã bắt đầu tạo ra nhóm đối tượng tiềm năng của riêng mình trong một không gian mạng đông đúc. Kết quả là trung bình trên mỗi thiết bị smartphone có gần 4 ứng dụng được tải về, trong đó có 1 hoặc 2 ứng dụng mà người dùng cho rằng họ “không thể sống thiếu nó”.

Đáng chú ý, Facebook phổ biến với nhiều độ tuổi, trong khi các ứng dụng mới hơn có mức độ phân khúc người dùng ngày càng tăng.

Ví dụ, trong số các ứng dụng nhắn tin của Việt Nam,  Zalo được 86% Gen X và 90% Millennials (Gen Y) sử dụng. Nhưng cả Gen X và Gen Y đều ít sử dụng Instagram và Tiktok hơn hẳn. Đổi lại, 2 ứng dụng này thành công hơn với nhóm đối tượng trẻ – Gen Z. Cụ thể, 25% Gen Z nói rằng họ đang sử dụng Tiktok – một nền tảng video ngắn và mạng xã hội của Trung Quốc, và 66% trong số họ thường online trên Instagram – ứng dụng chia sẻ ảnh và video.

Những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều của mỗi thế hệ

“There’s an app for that”

“There’s an app for that” – Tạm dịch “Chỉ có một ứng dụng phù hợp”, một câu slogan nổi tiếng của Apple được sử dụng vào năm 2009, có thể không còn đúng khi xem xét đến sở thích, hành vi của những người dùng Việt Nam hiện nay trên các nền tảng digital. Một lý do rất dễ thấy là họ có thể tiếp cận với những nội dung ưa thích ngày càng dễ dàng chỉ với một cái click trên các ứng dụng khác nhau.

  • Youtube vẫn là nền tảng phổ biến nhất để nghe nhạc, với 57% người Việt Nam nói rằng họ thích sử dụng Youtube. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những nền tảng trong nước và nước ngoài khác đang bỏ cuộc. Với các nền tảng trong nước hay nước ngoài như ứng dụng phát nhạc trực tiếp Spotipy có tỷ lệ người dùng trẻ cao hơn, chủ yếu thuộc gen Z. Điều này một lần nữa khẳng định vị trí của mỗi nền tảng trong từng nhóm đối tượng của riêng nó.
  • Youtube trở thành nền tảng xem phim được ưa thích nhất và tần suất sử dụng cũng xếp ở vị trí đầu tiên với 66% người xem nói rằng họ xem phim trên Youtube ít nhất mỗi lần một ngày. Biểu đồ dưới đây cho thấy các trang web phim ảnh trong nước ít phổ biến hơn với 40% người xem sử dụng vài lần một tuần và chỉ 28% thường xuyên sử dụng ít nhất mỗi lần một ngày.
  • Facebook được các publisher – nhà xuất bản nội dung, tin tức hằng ngày tận dụng như là một phương tiện làm gia tăng số lượt truy cập đến website của họ, với 36% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ tiếp cận với tin tức qua Facebook và 33% tiếp cận qua các nền tảng trong nước.
  • Facebook cũng là nền tảng được người dùng lựa chọn nhiều nhất để kết nối với bạn bè, tuy nhiên, Gen Z đang sử dụng Messenger ngày càng nhiều hơn như là một kênh ưa thích để trao đổi, giao tiếp với nhau.
  • Facebook tiếp tục là nền tảng duyệt web được ưa thích nhất và hầu hết người dùng sử dụng Facebook qua Smartphone với 93% và khoảng 60% qua máy tính.

Mặc dù không còn nghi ngờ gì khi người tiêu dùng ngày nay đang ngày càng trở nên dễ tìm kiếm, những vẫn còn tùy thuộc rất nhiều vào việc liệu các marketers có tiếp cận được với người tiêu dùng ở đúng nơi đúng thời điểm hay không. Đó vẫn là một thách thức lớn với các marketers khi mà không chỉ cần biết khách hàng tiềm năng đang ở đâu, mà còn phải hiểu làm sao để khách hàng có tương tác, phản hồi với nội dung của họ thông qua nhiều nền tảng. Do vậy, việc tiếp tục đào sâu tìm hiểu hành vi, sở thích của người những người tiêu dùng kết nối là rất quan trọng.

Tổng hợp: Data-insights Admicro.

Nguồn: Decision Lab

https://www.decisionlab.co/blog/decoding-the-habits-of-the-connected-vietnamese-consumer-this-tet