Thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang trên đà thành công hơn bao giờ hết nhờ có sự kết hợp của việc gia tăng những lựa chọn, tiếp cận với Internet ngày càng trở nên dễ dàng hơn và mức sống cũng ngày càng được cải thiện. Một khảo sát có tên “Hưởng lợi từ làn sóng Digital: Một thế hệ sẵn sàng khám phá của Đông Nam Á”, thực hiển bởi Facebook và Bain & Company, cung cấp cho chúng ta những insights giá trị liên quan đến lĩnh vực đầy hứa hẹn này.

Nghiên cứu này lấy thông tin từ gần 13,000 người dùng và nhà cung cấp trong lĩnh vực Thương mại điện tử –  E-commerce tại các thị trường lớn: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, and Vietnam; phỏng vấn hơn 30 người là những CEOs và những nhà đầu tư mạo hiểm trong khu vực để đưa ra được kết luận.

Những con số tăng vọt

Đông Nam Á, quê hương của hơn 640 triệu người, ghi nhận sự gia tăng đáng kể 2.8 lần từ 90 triệu khách hàng digital năm 2015 lên đến 250 triệu vào năm 2018. Trong cùng khoảng thời gian đó, giá trị của ngành Thương mại điện tử mở rộng hơn 7 lần từ 5.5 tỷ USD lên 38 tỷ USD, vượt qua giá trị ngành Du lịch trực tuyến được biết đến là lĩnh vực kinh tế mạng Internet lớn nhất khi bị soán ngôi.

Những người dân tại Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào chiếc điện thoại của họ, với 90% dân số online sử dụng Smartphone như là thiết bị ưu tiên hàng đầu để kết nối Internet. Một khách hàng dành trung bình 125 USD để mua hàng online trong năm 2018, điều này được xem như là một khoản tiền khá lớn xét tại những quốc gia này. 70 – 80% khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu – điều này được xem như là kết quả của sự gia tăng thu nhập và sự phát triển của Internet.

Được thúc đẩy bởi các công ty thương mại điện tử như Lazada, Shopee và các startups địa phương khác, mua sắm trực tuyến đang dần trở thành một thói quen quen thuộc đối với những người dân Đông Nam Á. Giảm giá – sales là một trong những cách thức khuyến mại thúc đẩy việc mua hàng mạnh mẽ nhất, theo một báo cáo của Lazada 120 triệu người dùng đã mua sắm trong Ngày lễ Độc Thân – 11/11 trong 6 nước mà Lazada có hoặt động.

Khách hàng mua sắm như thế nào

Các nền tảng mạng xã hội tiếp tục là kênh khuyên quảng bá mạng mẽ, với hơn một nửa số đáp viên nói rằng họ có các hiểu biết và tìm kiếm về các sản phẩm mới và thương hiệu mới qua Mạng xã hội. 2/3 trong số họ cũng mua sắm qua các app thương mại điện tử khi mà trước đó không hề có ý định mua sản phẩm này. Những chỉ số này cho thấy rằng những khách hàng trực tuyến rất cởi mở với những đề xuất mua hàng, điều này được chứng minh bởi có tới hơn 40% những người mua sắm thử mua hàng từ các cửa hàng mới mà họ chưa từng nghe tên trước đó.

Những người dân khu vực Đông Nam Á thể hiện sự ưa thích mạnh mẽ với việc mua sắm đa kênh (Omni Channel shopping). Một người mua hàng thông thường sử dụng trung bình 3.8 nền tảng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Họ cũng rất có ý thức về vấn đề giá cả, nghĩa là họ tìm hiểu giá của món hàng đó bằng cách so sánh trên các nền tảng khác nhau cả online và offline cho bất kỳ món hàng nào muốn mua. Gía, sản phẩm có hứng thú những bình luận tích cực là top 3 lý do mà khách hàng chốt deal.

Thương mại điện tử không còn là nền tảng cho các mặt hàng có giá trị lớn mà còn mở rộng sang các sản phẩm hàng ngày giá rẻ như hàng tạp hóa, quần áo và chăm sóc cá nhân. Với nền tảng khách hàng cởi mở, sẵn sàng khám phá và thử cái mới, rất nhiều cơ hội được mở ra cho các doanh nghiệp với đủ các thị trường ngách và quy mô khác nhau cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ trở lại thấp cũng là dấu hiệu mà những người bán hàng trên các nền tảng Thương mại điện tỷ nên có  những phần thưởng , những chương trình ưu tiên cho khách hàng thân thiết.

Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khách hàng từ những chương trình khách hàng thân thiết có 50% khả năng sẽ quảng bá cho nhãn hàng hơn là những khách hàng thông thường. Trên thực tế, họ

Một số dự đoán tương lai

Cộng đồng Thương mại điện tử được dự đoán sẽ đạt cột mốc 310 triệu người dùng trong năm 2015, mỗi người mua hàng chi tiêu khoảng 390 USD/năm – tăng gấp 3 lần con số hiện tại. Với dự đoán này, tổng số lượng hàng hóa năm 2025 sẽ vượt 150 tỷ USD, lớn hơn 50 tỷ USD so với ước tính trước đó (Google, Temasek, Bain & Company study)

Mức tăng trưởng của Thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á cũng sẽ chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, sức khỏe và tài chính đang từng bước được số hóa. Các dịch vụ tài chính online, đặc biệt là thanh toán điện tử dự báo sẽ đạt giá trị 1 tỷ USD trong năm 2025. Làn song kinh tế mạng, vốn đang tập trung vào các thành phố phát triển nhất, sẽ tiếp tục mở rộng sang những thành phố ít phát triển hơn và cả các khu vực nông thôn.

Vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển cho Thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á.  Giữa cuộc chiến của những ông lớn, khách hàng trên toàn khu vực có thể được hưởng lợi nhiều hơn, có nhiều lựa chọn và thuận tiện hơn.

Một nhà nghiên cứu đề xuất rằng “các nhãn hàng cần có hiểu biết sâu và liên tục thực hiện các chiến dich marketing và trao đổi hàng hóa mới cũng như xem xét lại những gì đã thực hiện, để có thể đồng bộ với hành trình mua hàng đa kênh đang không ngừng thay đổi và phát triển của khách hàng. Họ cũng cần phải xây dựng, đưa ra những giải pháp mới để đảm bảo trải nghiệm mua sắm online của khách hàng luôn tích cực.”

Tổng hợp: Data-insights Admicro.

Nguồn: Vietnambusiness.tv

https://www.vietnambusiness.tv/en/marketing-media/articles/1891/e-commerce-insights-how-southeast-asians-shop-online