Home Authors Posts by Minh Thư

Minh Thư

69 POSTS 0 COMMENTS

Báo cáo cập nhật ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến Kinh tế, hành vi của người dân Việt Nam_Statista

0

Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt mốc một triệu ca với hơn 52.000 ca tử vong. Trung Quốc không còn ổ dịch lớn nhất thế giới, thay thế vị trí đó lại là các quốc gia phương Tây, Mỹ và Italia.

Chính vì vậy, việc cập nhật liên tục những tác động của Corona đến thị trường là rất cần thiết. Vì điều này sẽ giúp các Marketer cũng như các nhà quản lý đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp. Báo cáo dưới đây sẽ cho độc giả cái nhìn tổng quan về:

  • Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam update ngày 26/03/2020
  • Ảnh hưởng đến nền kinh tế
  • Hành vi tiêu dùng
  • Tác động xã hội
Coronavirus-COVID-19-in-Vietnam-Statistics-Facts-vietnamese (80 downloads)

Nguồn: Statista

Ngành hàng không và du lịch trước và sau khi bùng nổ đại dịch Corona

0

Ở trong nước, đại dịch Sars-CoV-2 diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Những tác động của Covid-19 cũng theo đó mà đã và đang gây ra áp lực lớn lên rất nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, ăn uống, lưu trú, giải trí, nhất là hàng không và du lịch bị ảnh hưởng rõ rệt.

Vậy hãy cùng team Data Insight tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành Hàng không và du lịch cụ thể ra sao? Một số insight liên quan trên nền tảng Admicro:

  • Thông tin chung về ngành hàng không, phân chia thị phần, đặc điểm các hãng hàng không.
  • Kết hợp Hàng không và du lịch
  • Insights về user liên quan đến Hàng không và du lịch trên Admicro Network trước thời điểm bùng nổ dịch_Q3 – 4/2019
  • Ảnh hưởng của Corona virus_Q1/2020

Lê Thị An Thái – Team Data Insight

Aviation_in_VN_before_and_after_Covid-19 (90 downloads)

[PDF FILE] CẨM NANG INSIGHT NGÀNH FMCG TỪ KANTAR WORLDPANEL

0

Ngày nay, các nước châu Á đang phát triển nhanh hơn gấp ba lần so với các nước phát triển. Trong đó, Việt Nam thực sự là một trong những câu chuyện thành công lớn cho châu Á và được đánh giá là một môi trường kinh doanh hấp dẫn.

Cùng với sự phát triển kinh tế liên tục và sự tiến bộ của công nghệ mới, những thay đổi tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn, mang lại cả những thách thức và cơ hội mới cho sự tăng trưởng trong năm 2020 và cho tương lai.

Tại Việt Nam, lĩnh vực thương mại truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) với tỷ lệ chi tiêu lớn nhất. Tuy nhiên sự phát triển của các hình thức mua sắm trực tuyến đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc trong những năm gần đây.

Trong bối cảnh như vậy, việc tìm ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến thái độ và hành vi mua hàng của người tiêu dùng luôn là ưu tiên hơn bao giờ hết. Các thương hiệu và nhà bán lẻ thành công sẽ là những người thực sự đào sâu vào những insight của người tiêu dùng và tìm ra những sự thay đổi của mỗi nhóm khách hàng. Điều gì đang thay đổi? Những nhóm đối thủ cạnh tranh mới đang phát triển ra sao? Điều gì đang thúc đẩy xu hướng trong ngành FMCG? Các chủ đề chính và nhiều hơn nữa, sẽ được khám phá trong Vietnam Insight Handbook 2020 từ Kantar Worldpanel:

  • Triển vọng phát triển của thị trường Việt Nam và người tiêu dùng.
  • Những cơ hội trong ngành FMCG
  • Những xu hướng tiêu dùng chính trong một số ngành hàng:
    • Thức uống dinh dưỡng
    • Đồ ăn và thức uống
    • Làm đẹp
    • Sản phẩm chăm sóc nhà cửa
  • Ảnh hưởng tích cực của các chiến dịch truyền thông đến xã hội
  • Xu hướng bán lẻ đa kênh

Xem chi tiết nội dung tại file dưới đây.

VN_Kantar_Worldpanel_Division_Vietnam_Insight_handbook_2020 (130 downloads)

Nguồn: Data Analysis for Marketing

E-commerce Insights: Khách hàng khu vực Đông Nam Á mua sắm online như thế nào?

0

Thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang trên đà thành công hơn bao giờ hết nhờ có sự kết hợp của việc gia tăng những lựa chọn, tiếp cận với Internet ngày càng trở nên dễ dàng hơn và mức sống cũng ngày càng được cải thiện. Một khảo sát có tên “Hưởng lợi từ làn sóng Digital: Một thế hệ sẵn sàng khám phá của Đông Nam Á”, thực hiển bởi Facebook và Bain & Company, cung cấp cho chúng ta những insights giá trị liên quan đến lĩnh vực đầy hứa hẹn này.

Nghiên cứu này lấy thông tin từ gần 13,000 người dùng và nhà cung cấp trong lĩnh vực Thương mại điện tử –  E-commerce tại các thị trường lớn: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, and Vietnam; phỏng vấn hơn 30 người là những CEOs và những nhà đầu tư mạo hiểm trong khu vực để đưa ra được kết luận.

Những con số tăng vọt

Đông Nam Á, quê hương của hơn 640 triệu người, ghi nhận sự gia tăng đáng kể 2.8 lần từ 90 triệu khách hàng digital năm 2015 lên đến 250 triệu vào năm 2018. Trong cùng khoảng thời gian đó, giá trị của ngành Thương mại điện tử mở rộng hơn 7 lần từ 5.5 tỷ USD lên 38 tỷ USD, vượt qua giá trị ngành Du lịch trực tuyến được biết đến là lĩnh vực kinh tế mạng Internet lớn nhất khi bị soán ngôi.

Những người dân tại Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào chiếc điện thoại của họ, với 90% dân số online sử dụng Smartphone như là thiết bị ưu tiên hàng đầu để kết nối Internet. Một khách hàng dành trung bình 125 USD để mua hàng online trong năm 2018, điều này được xem như là một khoản tiền khá lớn xét tại những quốc gia này. 70 – 80% khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu – điều này được xem như là kết quả của sự gia tăng thu nhập và sự phát triển của Internet.

Được thúc đẩy bởi các công ty thương mại điện tử như Lazada, Shopee và các startups địa phương khác, mua sắm trực tuyến đang dần trở thành một thói quen quen thuộc đối với những người dân Đông Nam Á. Giảm giá – sales là một trong những cách thức khuyến mại thúc đẩy việc mua hàng mạnh mẽ nhất, theo một báo cáo của Lazada 120 triệu người dùng đã mua sắm trong Ngày lễ Độc Thân – 11/11 trong 6 nước mà Lazada có hoặt động.

Khách hàng mua sắm như thế nào

Các nền tảng mạng xã hội tiếp tục là kênh khuyên quảng bá mạng mẽ, với hơn một nửa số đáp viên nói rằng họ có các hiểu biết và tìm kiếm về các sản phẩm mới và thương hiệu mới qua Mạng xã hội. 2/3 trong số họ cũng mua sắm qua các app thương mại điện tử khi mà trước đó không hề có ý định mua sản phẩm này. Những chỉ số này cho thấy rằng những khách hàng trực tuyến rất cởi mở với những đề xuất mua hàng, điều này được chứng minh bởi có tới hơn 40% những người mua sắm thử mua hàng từ các cửa hàng mới mà họ chưa từng nghe tên trước đó.

Những người dân khu vực Đông Nam Á thể hiện sự ưa thích mạnh mẽ với việc mua sắm đa kênh (Omni Channel shopping). Một người mua hàng thông thường sử dụng trung bình 3.8 nền tảng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Họ cũng rất có ý thức về vấn đề giá cả, nghĩa là họ tìm hiểu giá của món hàng đó bằng cách so sánh trên các nền tảng khác nhau cả online và offline cho bất kỳ món hàng nào muốn mua. Gía, sản phẩm có hứng thú những bình luận tích cực là top 3 lý do mà khách hàng chốt deal.

Thương mại điện tử không còn là nền tảng cho các mặt hàng có giá trị lớn mà còn mở rộng sang các sản phẩm hàng ngày giá rẻ như hàng tạp hóa, quần áo và chăm sóc cá nhân. Với nền tảng khách hàng cởi mở, sẵn sàng khám phá và thử cái mới, rất nhiều cơ hội được mở ra cho các doanh nghiệp với đủ các thị trường ngách và quy mô khác nhau cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ trở lại thấp cũng là dấu hiệu mà những người bán hàng trên các nền tảng Thương mại điện tỷ nên có  những phần thưởng , những chương trình ưu tiên cho khách hàng thân thiết.

Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khách hàng từ những chương trình khách hàng thân thiết có 50% khả năng sẽ quảng bá cho nhãn hàng hơn là những khách hàng thông thường. Trên thực tế, họ

Một số dự đoán tương lai

Cộng đồng Thương mại điện tử được dự đoán sẽ đạt cột mốc 310 triệu người dùng trong năm 2015, mỗi người mua hàng chi tiêu khoảng 390 USD/năm – tăng gấp 3 lần con số hiện tại. Với dự đoán này, tổng số lượng hàng hóa năm 2025 sẽ vượt 150 tỷ USD, lớn hơn 50 tỷ USD so với ước tính trước đó (Google, Temasek, Bain & Company study)

Mức tăng trưởng của Thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á cũng sẽ chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, sức khỏe và tài chính đang từng bước được số hóa. Các dịch vụ tài chính online, đặc biệt là thanh toán điện tử dự báo sẽ đạt giá trị 1 tỷ USD trong năm 2025. Làn song kinh tế mạng, vốn đang tập trung vào các thành phố phát triển nhất, sẽ tiếp tục mở rộng sang những thành phố ít phát triển hơn và cả các khu vực nông thôn.

Vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển cho Thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á.  Giữa cuộc chiến của những ông lớn, khách hàng trên toàn khu vực có thể được hưởng lợi nhiều hơn, có nhiều lựa chọn và thuận tiện hơn.

Một nhà nghiên cứu đề xuất rằng “các nhãn hàng cần có hiểu biết sâu và liên tục thực hiện các chiến dich marketing và trao đổi hàng hóa mới cũng như xem xét lại những gì đã thực hiện, để có thể đồng bộ với hành trình mua hàng đa kênh đang không ngừng thay đổi và phát triển của khách hàng. Họ cũng cần phải xây dựng, đưa ra những giải pháp mới để đảm bảo trải nghiệm mua sắm online của khách hàng luôn tích cực.”

Tổng hợp: Data-insights Admicro.

Nguồn: Vietnambusiness.tv

https://www.vietnambusiness.tv/en/marketing-media/articles/1891/e-commerce-insights-how-southeast-asians-shop-online

Giải mã hành vi của người tiêu dùng kết nối Tết này – 2020

0

Việc sử dụng smartphone và kết nối Internet ngày càng tăng với cấp số nhân, dẫn đến sự thay đổi đáng kinh ngạc trong lối sống của người tiêu dùng Việt Nam suốt 10 năm qua. Vậy làm sao để tiếp cận được những người tiêu dùng kết nối – họ được định nghĩa là người thường xuyên truy cập internet, đồng thời dễ trở thành người mua hàng cả online và offline.  Khi mà Tết đang ngày càng đến gần, hãy cùng tìm hiểu người tiêu dùng kết nối đang dành thời gian bao lâu và ở đâu trên nền tảng Internet. Đây sẽ là những thông tin hữu ích với các marketers, những nhà quảng cáo để có thể điều chỉnh những chiến dịch nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Nền tảng kết nối

Tại Việt Nam, Facebook vẫn là nền tảng xã hội thống trị về số lượng người sử dụng và vì thế trở thành nền tảng mạng xã hội quan trọng nhất. Theo báo cáo của Decision Lab: 90% người dùng Internet được khảo sát đang sử dụng Facebook, trong đó 63% nói rằng Facebook là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ.

Mặc dù vậy, Facebook không còn nắm thế độc quyền.

Một số ứng cử viên khác đã và đang nổi lên nhanh chóng trong những năm gần đây và đã bắt đầu tạo ra nhóm đối tượng tiềm năng của riêng mình trong một không gian mạng đông đúc. Kết quả là trung bình trên mỗi thiết bị smartphone có gần 4 ứng dụng được tải về, trong đó có 1 hoặc 2 ứng dụng mà người dùng cho rằng họ “không thể sống thiếu nó”.

Đáng chú ý, Facebook phổ biến với nhiều độ tuổi, trong khi các ứng dụng mới hơn có mức độ phân khúc người dùng ngày càng tăng.

Ví dụ, trong số các ứng dụng nhắn tin của Việt Nam,  Zalo được 86% Gen X và 90% Millennials (Gen Y) sử dụng. Nhưng cả Gen X và Gen Y đều ít sử dụng Instagram và Tiktok hơn hẳn. Đổi lại, 2 ứng dụng này thành công hơn với nhóm đối tượng trẻ – Gen Z. Cụ thể, 25% Gen Z nói rằng họ đang sử dụng Tiktok – một nền tảng video ngắn và mạng xã hội của Trung Quốc, và 66% trong số họ thường online trên Instagram – ứng dụng chia sẻ ảnh và video.

Những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều của mỗi thế hệ

“There’s an app for that”

“There’s an app for that” – Tạm dịch “Chỉ có một ứng dụng phù hợp”, một câu slogan nổi tiếng của Apple được sử dụng vào năm 2009, có thể không còn đúng khi xem xét đến sở thích, hành vi của những người dùng Việt Nam hiện nay trên các nền tảng digital. Một lý do rất dễ thấy là họ có thể tiếp cận với những nội dung ưa thích ngày càng dễ dàng chỉ với một cái click trên các ứng dụng khác nhau.

  • Youtube vẫn là nền tảng phổ biến nhất để nghe nhạc, với 57% người Việt Nam nói rằng họ thích sử dụng Youtube. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những nền tảng trong nước và nước ngoài khác đang bỏ cuộc. Với các nền tảng trong nước hay nước ngoài như ứng dụng phát nhạc trực tiếp Spotipy có tỷ lệ người dùng trẻ cao hơn, chủ yếu thuộc gen Z. Điều này một lần nữa khẳng định vị trí của mỗi nền tảng trong từng nhóm đối tượng của riêng nó.
  • Youtube trở thành nền tảng xem phim được ưa thích nhất và tần suất sử dụng cũng xếp ở vị trí đầu tiên với 66% người xem nói rằng họ xem phim trên Youtube ít nhất mỗi lần một ngày. Biểu đồ dưới đây cho thấy các trang web phim ảnh trong nước ít phổ biến hơn với 40% người xem sử dụng vài lần một tuần và chỉ 28% thường xuyên sử dụng ít nhất mỗi lần một ngày.
  • Facebook được các publisher – nhà xuất bản nội dung, tin tức hằng ngày tận dụng như là một phương tiện làm gia tăng số lượt truy cập đến website của họ, với 36% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ tiếp cận với tin tức qua Facebook và 33% tiếp cận qua các nền tảng trong nước.
  • Facebook cũng là nền tảng được người dùng lựa chọn nhiều nhất để kết nối với bạn bè, tuy nhiên, Gen Z đang sử dụng Messenger ngày càng nhiều hơn như là một kênh ưa thích để trao đổi, giao tiếp với nhau.
  • Facebook tiếp tục là nền tảng duyệt web được ưa thích nhất và hầu hết người dùng sử dụng Facebook qua Smartphone với 93% và khoảng 60% qua máy tính.

Mặc dù không còn nghi ngờ gì khi người tiêu dùng ngày nay đang ngày càng trở nên dễ tìm kiếm, những vẫn còn tùy thuộc rất nhiều vào việc liệu các marketers có tiếp cận được với người tiêu dùng ở đúng nơi đúng thời điểm hay không. Đó vẫn là một thách thức lớn với các marketers khi mà không chỉ cần biết khách hàng tiềm năng đang ở đâu, mà còn phải hiểu làm sao để khách hàng có tương tác, phản hồi với nội dung của họ thông qua nhiều nền tảng. Do vậy, việc tiếp tục đào sâu tìm hiểu hành vi, sở thích của người những người tiêu dùng kết nối là rất quan trọng.

Tổng hợp: Data-insights Admicro.

Nguồn: Decision Lab

https://www.decisionlab.co/blog/decoding-the-habits-of-the-connected-vietnamese-consumer-this-tet

Không chỉ game, gamers còn nhiều sở thích khác?Casestudy tại Hong Kong

0

Với khoảng 7.6 triệu dân và 96% trong số đó sở hữu smartphone – HongKong trở thành một trong những đất nước có tỉ lệ cư dân mạng cao nhất thế giới. Trung bình mỗi ngày, người dân Hong Kong dành khoảng 6.5 giờ đồng hồ để online và sở hữu 22.6 triệu thuê bao di động – gấp 3 lần dân số của nước này. Các nhãn hàng – brands tại Hong Kong có rất nhiều cơ hội để kết nối với các đối tượng mục tiêu mới trên thế giới trực tuyến, nhưng để làm điều đó một cách hiệu quả, họ cần những hiểu biết sâu sắc hơn về những người mà họ muốn tiếp cận.

Nhiều marketer nhận ra rằng các thông tin về nhân khẩu học (Demogarphics – Demo) không còn là cách hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu (Target Audiences – TA), thách thức giờ đây là việc phải xác định được cách tốt hơn để thu hút users – họ ở đâu, khi nào họ tìm kiếm đến brands và bằng những thuật ngữ của riêng họ. Biết được users đang dành thời gian ở đâu, trên thiết bị nào, trang web nào, chủ đề gì … sẽ là đầu mối quan trọng tiết lộ sở thích và đam mê của họ. Những thông tin này có thể giúp marketers tạo ra những trải nghiệm online liên quan và phù hợp hơn với users, tăng khả năng thu hút sự chú ý của họ.

Những điều trên đã được một nghiên cứu mới đây của Google Hong Kong cảm nhận sâu sắc khi tìm hiểu một trong những đối tượng mục tiêu hấp dẫn nhất ở Hong Kong: gamers.

 Hong Kong’s gamer audience

Hong Kong hiện có hơn 2 triệu mobile gamers và gần một nửa trong số những gamers (48%) chơi game hàng ngày, so với tỷ lệ 39% toàn cầu. Lý giải cho sự tăng trưởng của đối tượng này, nghiên cứu này chỉ ra rằng gamers thường chi tiêu mạnh tay hơn so với non-gamers (những người không chơi game), 76% gamers sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn cho những gì thú vị phù hợp với nhu cầu của họ hơn là 45% non – gamers. Tại Anh, thị trường game lớn nhất thế giới, các gamers thích mua một số sản phẩm nhất định hơn non-gamers và một trong số các gamers có thể là Key influencers cho một nhãn hàng, bất kể nhãn hàng đó có phải là một nhãn game hay không.

Tóm lại, gamers đại diện cho một nhóm khán quá lớn và rất có ảnh hưởng đến nỗi thể ngó lơ. Nhưng một điều quan trọng là để tiếp cận được nhóm khán giả này các nhãn hàng cần hiểu sâu hơn về các gamers.

Các video online thu hút gamers như thế nào

Các gamers Hong Kong có xu hướng dành gấp đôi thời gian trên Youtube so với trung bình những người non-gamers. Điều này nghe có vẻ không quá bất ngờ khi xem xét trên một lượng lớn những nội dung liên quan đến game trên Youtube, nhưng điều thú vị là gamers không chỉ dán mắt vào những nội dung đó, hơn 1/3 gamers thích xem các video ca nhạc, các chương trình tạp kỹ và chương trình liên quan đến nấu ăn.

Thu hút nhiều các đối tượng có nhiều sở thích khác nhau

Một trong những công ty viễn thông hàng đầu Hong Kong, CSL đã sử dụng những insights trên để áp dụng vào một chiến dịch gần đây của họ. Mùa xuân năm 2019, công ty CSL quyết định neo chiến dịch ra mắt Samsung S10 trên Youtube để kết nối với những gamers có hiểu biết và đam mê công nghệ. Nhưng trước khi ra mắt, brand đã bắt đầu tìm hiểu liệu rằng những đối tượng tiềm năng có những sở thích đáng chú ý khác ngoài game hay không. Và kết quả cho thấy gamers có xu hướng là những người thích săn sale, thích đi du lịch cùng gia đình và yêu thích ẩm thực.

Xu hướng này càng được thể hiện rõ ràng hơn khi công ty này tìm hiểu sở thích của những nữ game thủ:

 Sau khi được trang bị những insight này, CSL và agency của họ đã hợp tác với một influencer trong lĩnh vực Game để thực hiện 3 video quảng cáo miêu tả các địa điểm ưa thích của dân du lịch Hong Kong bao gồm BangKok, Seoul và Osaka. Hãng này đã tập trung vào những món ăn đặc trưng cho một nền văn hóa ẩm thực sáng tạo tại địa phương (như xôi xoài ở Bangkok hay kimchi ở Hàn Quốc). Điều này đã giúp cho công ty này thu hút được những gamer vừa đam mê công nghệ lại vừa thích đi du lịch, ăn uống, những người có tiềm năng lớn trở thành khách hàng mua Samsung S10.

Sau một tháng chạy chiến dịch, CSL đã thu được mức tăng trưởng ấn tượng: chỉ số ước lượng số người nhớ quảng cáo tăng 21% nói chung với các gamers và chỉ số này với riêng nữ giới tăng đến 42%.

Sẵn sàng tiếp cận đến nhiều gamers hơn?

Đã đến lúc nhìn lại cách mà chúng ta tiếp cận và giao tiếp với đối tượng mục tiêu – không chỉ là các nhắm vào các nhóm có nhân khẩu học một cách chung chung mà cần xác định và hiểu rõ hơn những đối tượng nào phù hợp với mục tiêu nhất, dựa trên đam mê, sở thích và động lực thúc đẩy hành động của họ.

Tổng hợp: Data-insights Admicro.

Nguồn: Think with Google

https://www.thnkwithgoogle.com/intl/en-apac/trends-and-insights/more-than-gamers-diving-deeper-into-one-of-hong-kongs-most-engaged-audiences/

Admicro Userbook Quí 3-2019

0

Báo cáo cung cấp số liệu, thông tin về Admicro network được cập nhật hàng quý. Nội dung bao gồm:
– Thông tin demographic của Audience
– Hành vi của Audience trên Admicro network

Vui lòng điền thông tin bên dưới để tải báo cáo này.

    Báo cáo thế hệ Gen Z tại Việt Nam

    0

    Thế hệ Gen Z tại Việt Nam sẽ có tác động không nhỏ tới nên kinh tế trong nước, từ tiêu dùng tới giải trí. Khi ước tính rằng tới năm 2025, Gen Z sẽ chiếm 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương 15 triệu người dùng tiềm năng.

    Báo cáo tổng hợp nghiên cứu về Gen Z tại Việt Nam, gắn với phân tích dữ liệu thực trên hệ thống Admicro network nhằm giúp marketers có hình dung cụ thể về đối tượng; cách thức tương tác, truyền thông mang nét chung, và khác biệt so với các thế hệ trước.

    Những thông tin có trong báo cáo:

    • Thế hệ Gen Z là gì?
    • Họ có đặc điểm như thế nào?
    • Gen Z có gì khác so với Gen X, Y
    • Tại sao cần quan tâm đến nhóm này?
    • Nên khai thác nội dung quảng cáo nào, bằng phương thức nào để tiếp cận Gen Z hiệu quả
      • Những format quảng cáo nào sẽ tiếp cận Gen Z dễ dàng
      • Thái độ của nhóm Gen Z đối với quảng cáo như thế nào
    • Thói quen đọc báo mạng của Gen Z
    • Tỉ lệ phân bổ nhóm Gen Z trên các website của Admicro network
    • Nội dung thu hút trên các site: Kenh14, GameK, GenK, Cafebiz, Soha, Afamily
      • Sự khác biệt giữa nhóm nội dung thu hút Gen Z và Gen Y
    • Đặc điểm online của Gen Z trên hệ thống Admicro network (thời gian online, thiết bị online, thời gian cao điểm sử dụng các thiết bị)

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để tải báo cáo đầy đủ.

      Một số slides trong báo cáo:

      Mọi chi tiết xin liên hệ: data-insight@admicro.vn để được tư vấn, giải đáp.

      Customer Insight-Cách khai thác các nghiên cứu, phân tích sẵn có

      0

      Những người đang làm trong mảng marketing đa phần đều biết từ customer insight có nghĩa là gì: sự thật ngầm hiểu – sự thấu hiểu khách hàng và các hành vi của họ dù họ không nói ra. Để có được insight người tiêu dùng, độc giả, nhãn hàng, nhất thiết cần thực hiện nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên, đa phần người làm nghề marketing không trực tiếp thực hiện, mà sử dụng các kết quả nghiên cứu, phân tích có sẵn cho công việc của mình. Không phải mọi kết quả có sẵn đều có thể sử dụng được ngay, đặc biệt nếu chúng không xuất phát từ nghiên cứu, phân tích được thiết kế riêng cho doanh doanh nghiệp/khách hàng của bạn. Cũng giống như khi mua quần áo bán sẵn, có khả năng bạn không chọn được món đồ ưng ý, do chúng không được may đo vừa vặn với bạn. 

      Làm sao để tận dụng giá trị của những kết quả có sẵn này ?

      Nên xác định tâm thế rằng, không thể kì vọng sẽ trả lời được toàn bộ câu hỏi, nắm được toàn bộ insight cần từ các nguồn dữ liệu có sẵn. Dù có được thiết kế riêng cho doanh nghiệp/khách hàng của bạn thì mỗi nghiên cứu, phân tích đều có mục tiêu riêng, trả lời một số xác định các câu hỏi cụ thể. Cùng tìm hiểu một số nguồn dữ liệu có thể khai thácdạng insight có thể thu thập được từ chúng.

      A. Hành vi người tiêu dùng có thể được tìm thấy từ các báo cáo, khảo sát do các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện. Các công ty này chọn lọc người tiêu dùng để nghiên cứu bằng cách đặt ra các câu hỏi phân loại như: “Trong 3 tháng gần đây, anh/chị có mua sản phẩm X không ?”

      Một số dạng insight có thể tìm thấy:

      • Thói quen tìm kiếm thông tin trước khi mua sắm
      • Sở thích, thói quen sử dụng sản phẩm
      • Mức chi tiêu, tần suất tiêu dùng
      • Xu hướng tiêu dùng

      B. Hành vi cộng đồng mạng xã hội (MXH) do các công ty cung cấp giải pháp social listening thực hiện. Các công ty này sở hữu công cụ giúp họ thu thập dữ liệu từ các group, fanpage, trang cá nhân trên MXH. Đối tượng nghiên cứu là các tài khoản có thảo luận, tương tác với nội dung đang được tìm hiểu.

      Một số dạng insight có thể tìm thấy:

      • Who: Ai đang đề cập và có ảnh hưởng đến thương hiệu nhiều nhất?
      • What: Cộng đồng mạng đang thảo luận những gì? (Chủ đề hay khía cạnh nào của nhãn hàng đang được nhắc đến)
      • Where: Thương hiệu đang được bàn luận ở đâu?
      • When: Thời điểm nào có nhiều thảo luận ?
      • How: Người tiêu dùng đang nhận xét về thương hiệu ra sao? (Số lượng thảo luận và thái độ khi nhận xét –tiêu cực/ trung lập/ tích cực)

      C. Hành vi độc giả của các network như Admicro công bố. Các network này sở hữu số lượng kênh tin tức, báo chí lớn; trong đó, có các website sở hữu lượng độc giả chuyên biệt như Kenh14 (thông tin giới trẻ), Cafef (thông tin kinh tế-tài chính). Đối tượng nghiên cứu là độc giả của network, những người xem các bài viết, video, tương tác với quảng cáo đặt trên website.

      Một số dạng insight có thể tìm thấy:

      • Ai đang xem nội dung được khai thác/thương hiệu được đề cập ? (Phác họa chân dung độc giả qua một số khía cạnh như độ tuổi, giới tính, nơi sống, mối quan tâm, lo lắng trong cuộc sống phản ánh qua bài viết thường đọc)
      • Độc giả đang quan tâm những khía cạnh nào của nội dung đang được nhắc đến ích
      • Thời điểm, thiết bị, tần suất độc giả thường đọc, xem các nội dung họ quan tâm

      Cuối cùng, nên quan tâm đến thời gianqui mô nghiên cứu, phân tích. Đặc biệt với các nghiên cứu, phân tích định lượng (tính toán cụ thể số lượng, tỉ lệ), cần cân nhắc kĩ càng khi sử dụng insight tìm được. Ví dụ, thời gian nghiên cứu, phân tích trong dịp Tết đúng với dịp này và một số đặc điểm có thể thay đổi trong những năm tiếp theo.  Insight từ các nghiên cứu phân tích của đối tượng tại khu vực Hà Nội có thể không đúng với các khu vực khác. Insight của người tiêu dùng sản phẩm nước tăng lực mang nét đặc trưng riêng, bên cạnh đặc điểm của nhóm ngành FMCG nói chung.

      Quảng cáo di động (bài 2): Gen Z đã thay đổi ra sao so với các thế hệ trước ?

      0

      Những đứa trẻ đầu tiên thuộc Gen Z (khoảng giữa những năm 1990s) đã bắt đầu ra nhập lực lượng lao động, và sẽ sớm thôi thế hệ này sẽ trở thành đối tượng tiêu dùng chính của nền kinh tế.

      Sinh ra trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc so với trước đây, Gen Z ắt hẳn có những khác biệt so với thế hệ trước về cách thức sử dụng, tiếp cận các thiết bị điện tử. Theo 1 nghiên cứu của Decision Lab được thực hiện gần đây, Internet cùng với bằng đại học, phương tiện đi lại và trang phục thể hiện cá tính là những thứ không thể thiếu đối với GenZ ở Việt Nam. Phần lớn (77%) có xem video trên smartTV. Một tỉ lệ tương đương vẫn xem tivi truyền thống. Cần nhớ rằng GenZ phần lớn đang trong độ tuổi sống cùng với gia đình, và cùng xem tivi với các thành viên khác là một hoạt động phổ biến tại nhà.

      Gen Z không tập trung chú ý đến nội dung chiếu trên tivi: Có đến 88% làm hoạt động khác khi xem tivi truyền thống. 71% khẳng định họ “thường xuyên”, “luôn luôn” có hoạt động khác khi đang xem tivi. 67% thậm chí cân nhắc sẽ hủy gói cước sử dụng tivi truyền thống trong tương lai gần. Xu hướng dành ít thời gian xem tivi truyền thống hơn xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng rõ ràng nhất ở Gen Z, với 62% người được hỏi xem ít tivi hơn năm trước.

      Video trên internet hấp dẫn Gen Z: Tỉ lệ người dùng internet gần như tương đồng với tỉ lệ người xem video. Không ngạc nhiên với tỉ lệ người xem video với Gen Z cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Tỉ lệ người xem video thấp nhất ở lứa tuổi 45+ (28%).

      Gen Z xem video trên cả smartphone và Desktop/Laptop: 52% đề cập smartphone là thiết bị ưu tiên nhất được sử dụng để xem video. Tuy nhiên, Desktop/Laptop vẫn giữ vị thế của mình với 44% người dùng ưu tiên sử dụng.

      Tổng kết:

      Gen Z Việt Nam vẫn xem tivi truyền thống nhưng họ giành ít thời gian hơn, và dễ bị sao nhãng hơn. Thay vào đó, họ lựa chọn xem video trên internet bằng cả smartphone và Desktop/Laptop.

      Tổng hợp: Data-insights Admicro.

      0FansLike
      0FollowersFollow
      5,418SubscribersSubscribe

      Recent Posts