Trong khi kì nghỉ đông mang đến xu hướng mua sắm của sự cho đi khi mọi người chủ yếu mua sắm cho người khác, mùa hè lại là mùa người tiêu dùng chi tiêu cho bản thân nhiều hơn.
1. Thời tiết đẹp tạo cảm hứng cho người tiêu dùng ra khỏi nhà
Đối với người tiêu dùng, những ngày nắng hè là khoảng thời gian tuyệt vời để ra khỏi nhà và tham gia vào các hoạt động cộng đồng bởi họ ít gặp trở ngại về thời tiết như mưa, tuyết. Ngoài ra, mùa hè cũng là thời gian cho du lịch và nghỉ dưỡng vì vậy, hoạt động kinh doanh của những mặt hàng quà tặng và lưu niệm được chú ý hơn.
2. Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm một cách ngẫu hứng vào mùa hè
Tâm lý nghỉ dưỡng của mùa hè khiến người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn và có nhiều khả năng mua hàng hơn mà không cần phải nghiên cứu hay cân nhắc trước. Doanh nghiệp và thương hiệu có thể khai thác sự ngẫu hứng này bằng các chương trình khuyến mãi nóng hổi.
3. Kế hoạch cho các dự án trong mùa hè
Một số người không thích đi du lịch vào mùa hè mà thay vào đó họ ưa thích khám phá và sáng tạo với các tác phẩm nghệ thuật hoặc các dự án cải tạo nhà tự làm. Các blog mùa hè về những cách tái sử dụng những món đồ cũ, tips làm vườn hay những ý tưởng sáng tạo là những gì khách hàng tìm kiếm. Hãy cho họ thấy tiềm năng, sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để thu hút nhiều hơn khách hàng tiềm năng.
4. Gia chủ lên lịch sửa chữa, cải tạo nhà.
Người tiêu dùng không chỉ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho quần áo, bữa ăn và kỳ nghỉ. Mùa hè cũng là thời điểm mà chủ nhà lên lịch sửa chữa lại ngôi nhà sau mùa đông hoặc bắt đầu lên kế hoạch sửa sang lại để lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ sắp tới. Thời tiết ấm hơn và dễ dự đoán hơn tạo điều kiện hoàn hảo cho việc sửa chữa mái nhà, các dự án cảnh quan và lắp đặt cửa sổ.
Bài viết được trích dẫn và tổng hợp từ “Penningtoncreative”
Nhằm phác họa chính xác chân dung và xu hướng người đọc trong kì nghỉ hè trên hệ thống Admicro. Data-insights có cung cấp báo cáo phân tích Audience Insight Report in Summer.
Khi thương hiệu biết họ đang phục vụ ai và những cá nhân đó đặc biệt quan tâm đến điều gì, họ có thể xác định mục đích của mình như một yếu tố khác biệt trong cạnh tranh và điều hướng theo nhứng gì mà người tiêu dùng đang mong đợi.
Trong nghiên cứu về xu hướng markering toàn cầu 2022, Deloitte đặt ra câu hỏi liệu người tiêu dùng có thực sự đưa ra quyết định mua hàng dựa trên những gì một thương hiệu đại diện không?
Để tìm ra đáp án cho thắc mắc trên, Deloitte đã khảo sát 11500 người tiêu dùng toàn cầu về lý do họ lựa chọn mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của một thương hiệu cụ thể trên 8 danh mục mặt hàng khác nhau (ô tô, du lịch, quần áo và giày dép, sắc đẹp và chăm sóc cá nhân, thiết bị gia dụng, đồ nội thất, điện tử và ngân hàng). Kết quả cho thấy giá cả và chất lượng vẫn là sự ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu sâu hơn, Deloitte phát hiện ra rằng: 25% người tiêu dùng từ 25 tuổi trở xuống coi tính bền vững là tiêu chí hàng đầu để mua sắm các sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp. 29% cho biết sự an toàn là điều kiện tiên quyết khi họ du lịch. Và 42% cho biết họ trung thành hơn với các thương hiệu cam kết giải quyết bất bình đẳng xã hội.
Có thể thấy giá cả và chất lượng là điều chắc chắn các thương hiệu cần để tâm. Tuy nhiên, đây lại là hai khía cạnh phần lớn thuộc về đặc điển của hàng hóa, không phải là điểm khác biệt. Vì vậy, để tạo ra sự khác biệt, thương hiệu cần quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố khác bao gồm cả mục đích.
Để xác định mục đích như một yếu tố khác biệt trong cạnh tranh, Deloitte đề xuất một số hành động thương hiệu có thể thực hiện:
Bắt đầu với “nét đặc trưng” của doanh nghiệp, sau đó tinh chỉnh thông qua giá trị của các bên liên quan.
Có nhiều khía cạnh bên trong hình thành lên một thương hiệu – giá trị, lịch sử, sản phẩm và dịch vụ – đó là những điều làm cơ sở cho mục đích của thương hiệu. Tuy nhiên, kỳ vọng và giá trị của các bên liên quan cũng có thể định hình mục đích đó. Doanh nghiệp có thể xem xét điểm mạnh của mình khi quyết định tập trung vào những vấn đề nào để tạo ra tác động hữu hình. Điều này có thể ngăn thương hiệu quá chú trọng vào những vấn đề mà họ không được trang bị để tạo ra tác động.
Mục đích yêu cầu doanh nghiệp sự liên kết và tính trách nhiệm.
Các thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất thường hay đo lường mục đích của họ hơn, từ việc phân phối sản phẩm đến quá trình đánh giá của nhân viên. Việc thiết lập các chỉ số hiệu suất chính có thể giúp đảm bảo thương hiệu liên tục giữ mục đích ở vị trí trung tâm – và phù hợp với mục đích đó trong toàn bộ tổ chức.
CMO kết nối mục đích và trải nghiệm của khách hàng.
CMO được định vị để mang lại tiếng nói của khách hàng tới doanh nghiệp và đảm bảo mục đích đó được gắn liền với mọi điểm tiếp xúc của khách hàng. Điều này bao gồm thông điệp thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, các nhân viên chịu trách nhiệm cung cấp những trải nghiệm cho khách hàng.
Authentically Inclusive Marketing – Thu hút khách hàng tương lai bằng sự đa dạng, công bằng và hòa nhập
Người tiêu dùng – đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay mong đợi những thông điệp ý nghĩa từ thương hiệu hơn các thông tin về chương trình khuyến mãi. Người trẻ đang đặt ra câu hỏi lớn về sự chân thực trong việc ủng hộ sự đa dạng và hòa nhập của thương hiệu phía trước công chúng và phía sau hậu trường?
Người tiêu dùng ngày càng đa dạng hóa – theo chủng tộc và dân tộc, theo xu hướng tính dục và sự khác biệt về khả năng – buộc các thương hiệu phải chân thực trong trải nghiệm thông điệp nếu thương hiệu đó mong muốn kết nối hiệu quả hơn với khách hàng tương lai.
Trong cuộc khảo sát hơn 11000 người tiêu dùng toàn cầu, Deloitte nhận thấy khi đưa ra quyết định mua hàng, giới trẻ (từ 18 đến 25 tuổi) chú ý nhiều hơn đến tiếp thị đại chúng.
Ngoài ra, 42% người tham gia khảo sát sẵn sàng mua sắm nhiều hơn ở những thương hiệu cam kết tham gia vào giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội. Vì vậy, để thu hút khách hàng tương lai, các thương hiệu phải chứng minh rằng họ đang thúc đẩy sự công bằng trong tất cả các lĩnh vực mà họ có thể tạo ra sự ảnh hưởng như tuyển dụng, hợp tác, và tiếp thị sản phẩm.
Thực tế cho thấy những thương hiệu được đánh giá là phát triển mạnh mẽ (với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 10% trở lên) thường xuyên thiết lập các chỉ số hiệu suất cho các mục tiêu đa dạng hoá, công bằng và hoà nhập (DEI) nhiều hơn so với các đối thủ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.
Tóm lại, khách hàng có thể chú ý đến các quảng cáo đa dạng, nhưng họ cũng có những nhận biết sâu sắc khi doanh nghiệp thiếu hụt đi giá trị mà họ yêu thích. Để đảm bảo các thông điệp phù hợp với giá trị sống, thương hiêu cần có một cách tiếp cận toàn diện hơn cả phía trước và phí sau hậu trường. Việc kiểm soát nội dung quảng cáo một cách thường xuyên sẽ giúp thương hiệu đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách chân thực.
Afamily – trang tin tức hàng đầu dành cho phụ nữ trẻ, năng động và gia đình yêu thương của bạn.
Là một trong những trang báo điện tử cung cấp những thông tin được ưu chuộng nhất của phái đẹp. Afamily thu hút lượng lớn độc giả nữ, trên PC nhóm độc giả female 25-35 chiếm tỷ lệ cao nhất 53.77%, trong khi đó trên MB tỷ lệ user nữ <35 đều chiếm tỷ lệ cao.
Với các chuyên mục: Hậu trường, Lifestyle, Xã hội, Thế giới, Đẹp, Mẹ & Bé, Giáo dục, Giải trí, Yêu, Sức khỏe, Tiêu dùng, Ăn ngon, Quiz và Tâm sự. Afamily mang đến cho độc giả những thông tin thú vị và bổ ích về phụ nữ, làm đẹp, cuộc sống gia đình, các tin hot về làng giải trí và xu hướng thời trang mới nhất tại Việt Nam.
Phái đẹp có thể tìm đến 'Tâm sự' và 'Yêu' để lắng nghe, chia sẻ câu chuyện tình yêu, hôn nhân và gia đình của chị em hay đến với 'Đẹp' để tìm hiểu và nhận tư vấn về các bí quyết chăm sóc da, trang điểm, cải thiện vóc dáng tươi trẻ, quyến rũ.
'Hậu trường' và 'Giải trí' là nơi chị em có thể giải tỏa những căng thẳng thường ngày trong cuộc sống với các tin giải trí mới nhất, scandal của sao Việt và sao quốc tế, đời tư của người đẹp, mỹ nhân, người nổi tiếng cùng những thông tin cập nhật lịch chiếu phim, review phim hay, nhạc hot, show diễn thời trang, sự kiện giải trí đang được quan tâm hiện nay.
'Mẹ & bé' cùng 'Giáo dục' sẽ đồng hành cùng các mẹ trong suốt hành trình mang thai, nuôi dạy và chăm sóc con nhỏ. Ở đây còn là nơi cho những tâm sự lần đầu làm mẹ, tâm sự chuyện làm mẹ đơn thân cùng những kinh nghiệm, chia sẻ giáo dục con cái và câu chuyện học đường.
Với nội dung chia sẻ về lối sống, du lịch cùng tin nóng, thời sự, phóng sự tại VIệt Nam cũng như thế giới 'Lifestyle', 'Xã hội' và 'Thế giới' là 3 chuyên mục giúp phái đẹp luôn bắt kịp với dòng chảy tin tức trong ngày.
'Tiêu dùng', 'Ăn ngon' và 'Sức khỏe' cùng kinh nghiệm tiêu dùng thông minh, giá tiêu dùng cập nhật, các công thức làm bánh, làm kem, mẹo vặt gia đình, cách làm đồ handmade, may quần áo đẹp, thời trang, đơn giản và cẩm nang sức khỏe đời sống, bí quyết sống khỏe – đẹp, chăm sóc sức khỏe cho gia đình sẽ giúp cho cuộc sống phái nữ thêm thuận tiện, nhẹ nhàng hơn.
Nhằm phác họa chính xác chân dung người đọc trên kênh Afamily. Data-insights có cung cấp báo cáo phân tích traffic và audience insight theo từng độ tuổi.
Tham khảo báo cáo insight kênh Afamily. Điền thông tin và tải báo cáo tại đây.
Khi nói đến Black Friday, người ta ngay lập tức nghĩ tới 2 điều: “siêu giảm giá” và các đám đông hỗn loạn. Tuy nhiên, dưới tác động của Covid-19, Black Friday 2020 liệu còn những đám đông mua sắm như năm trước?
Dữ liệu thống kê về ngày Black Friday 2020 được Bluecore lấy từ 1.5 tỷ cookie của bên thứ nhất, 1 tỷ giỏ hàng, 4.4 triệu sản phẩm độc quyền, 58.8 triệu đơn đặt hàng với tổng doanh thu 7.1 tỷ đô la trên 159 thương hiệu bán lẻ (trong đó có 52 thương hiệu quần áo, 11 thương hiệu làm đẹp, 20 thương hiệu giày dép, 15 thương hiệu đồ gia dụng, 10 thương hiệu trang sức, 10 thương hiệu công nghệ, 41 thương hiệu khác)
Khách hàng mua sắm ngày Black Friday là ai?
Theo thống kê, hầu hết khách hàng mua sắm ngày Black Friday là những người mua hàng lần đầu – một xu hướng điển hình cho các ngày lễ mua sắm khi các thương hiệu có nhiều chương trình khuyến mãi lớn.
Số lượng lớn người mua hàng lần đầu cho thấy đây cơ hội để các thương hiệu thúc đẩy hành vi mua sắm lặp lại ở khách hàng và đạt được lượng doanh thu tiềm năng đáng kể. Việc thu hút được 2.200 khách hàng đã mua lần đầu tiên vào Black Friday (22% trong số 10.000 người mua lần đầu tiên) mua lại trong suốt cả năm đồng nghĩa với doanh thu đạt 187 nghìn đô la với các nhà bán lẻ có AOV (Average Order Value) 50 đô la và 374 nghìn đô la cho các nhà bán lẻ có AOV 100 đô la.
Trong vòng 100 ngày sau lần mua đầu tiên, khách hàng sẽ quay trở lại mua hàng lần thứ hai đạt tỷ lệ 60%. Sau 100 ngày, lần mua hàng thứ hai của khách hàng giảm xuống còn dưới 10%. Với mỗi lần mua hàng, khả năng khách hàng quay lại sẽ tăng lên.
Lần mua sắm đầu tiên và thứ hai của khách hàng vào Black Friday 2020 so với Black Friday 2019 thay đổi như thế nào?
Tỷ lệ người mua sắm Trang sức (Jewelry) lần đầu vào Black Friday năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019 có thể là do đây là mặt hàng được coi là một món quà tặng phổ biến và được người tiêu dùng mua nhiều hơn vào các ngày lễ nói chung. Tuy nhiên, tỷ lệ người mua sắm trang sức lần thứ hai vào Black Friday tăng so với 2019 là dấu hiệu của hành vi 'mua sắm trả thù' do tác động của dịch Covid khi người tiêu dùng không thể đi du lịch hay mua sắm tại các cửa hàng, vì vậy, họ có xu hướng chuyển chi tiêu từ du lịch sang mua sắm hàng hóa xa xỉ hoặc mua sắm lại trang sức tại các thương hiệu mà họ biết.
Do nhiều thương hiệu may mặc bắt đầu khuyến mãi sớm hơn so với năm 2020, cho nên hàng may mặc (Apparel) có tỷ lệ phần trăm giảm nhiều nhất ở số người mua lần đầu tiên và lần thứ hai.
Vài tháng trước Black Friday, khi lock-downs bắt đầu có hiệu lực, người tiêu dùng đã dần đầu tư nhiều hơn vào các mặt hàng hỗ trợ work-from-home như công nghệ (technology) và các mặt hàng đồ gia dụng khác.
Có bao nhiêu khách hàng mua sắm lại các thương hiệu mà họ biết đến lần đầu tiên trong đại dịch?
Trung bình, 5% người tiêu dùng mua hàng của một thương hiệu lần đầu tiên họ biết đến trong thời gian đại dịch (từ 01/03 đến 20/09) đã mua hàng lặp lại trong kỳ nghỉ lễ sớm (từ 01/10 đến 27/11, Black Friday).
Nhìn chung, các thương hiệu đã có thể thu hút một tỷ lệ nhỏ người mua lần đầu tiên trở lại trong kỳ nghỉ lễ. Những lần mua sắm lặp lại này có giá trị bằng 130% so với đơn hàng đầu tiên.
Traffic site vào Black Friday 2020 thay đổi như thế nào so với Black Friday 2019?
Ngoại trừ Giày dép (Footwear), lưu lượng truy cập trang web tăng trên tất cả các ngành. Sự sụt giảm của ngành giày dép có thể là do nhiều người hiện đang làm việc tại nhà và ít có nhu cầu tìm kiếm và mua sắm giày mới.
Mua sắm vào Black Friday là mua hàng có kế hoạch hay mua sắm tùy hứng?
Phần lớn các giao dịch mua vào Black Friday (72%) là mua hàng một cách tùy hứng trên tất cả các ngành. Đây là một cơ hội lớn cho các nhà bán lẻ có thể chuyển đổi những người mua lần đầu thành khách hàng thân thiết. Có 28% giao dịch mua sắm được xem xét hoặc đã qua nghiên cứu trước.
Số lượng đơn của người tiêu dùng vào Black Friday 2020 thay đổi như thế nào so với 2019?
Ngoại trừ mặt hàng Giày dép, tất cả các mặt hàng khác đều có tổng số đơn đặt hàng tăng.
Sự gia tăng mạnh về lượng đơn hàng Làm đẹp, Nhà cửa, Trang sức và Công nghệ là kết quả của sự chuyển hướng từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến trong bối cảnh các cửa hàng đóng cửa và các quy định giãn cách.
Việc giảm tổng số đơn đặt hàng ở mặt hàng Giày dép cũng giải thích cho sự giảm lưu lượng truy cập trang web – cả hai đều cho thấy thực tế là mọi người hiện đang làm việc tại nhà và ít có nhu cầu về giày dép mới.
Báo cáo trên phần nào đưa ra những nhận định cơ bản cho các thương hiệu về tiếp thị sản phẩm tới khách hàng trong các dịp đặc biệt. Bên cạnh đó Data-insights có thể cung cấp các thông tin chi tiết hơn về insight người tiêu dùng tại Việt Nam từ lượng data truy cập từ mạng lướt website phủ rộng của Admicro.
Tham khảo báo cáo hành vi mua sắm của người dùng trên Admicro. Điền thông tin và tải báo cáo tại đây.
Hành trình mua hàng là một hành trình cảm xúc đối với khách hàng và thương hiệu có thể hỗ trợ mọi người trong trải nghiệm mua sắm của họ. Với Search là touchpoints hàng đầu trong hành trình của khách hàng, các thương hiệu có thể giúp mọi người cảm thấy được trao quyền trong suốt quá trình tìm kiếm và mua sắm bằng cách hiện diện một cách đáng tin cậy, phù hợp và cung cấp thông tin đầy đủ trên Search.
Nghiên cứu mới nhất của Google cho thấy trong suốt hành trình mua hàng, khách hàng sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Từ tò mò, bối rối đến rõ ràng và tin tưởng, khách hàng thường phải vật lộn để tìm ra những touchpoints đáng tin cậy sẽ chỉ đường cho họ trong hành trình mua sắm.
Để đưa ra quyết định mua hàng một cách tự tin và đảm bảo, khách hàng đã sử dụng công cụ Search như điểm touchpoints số một để tìm hiểu các thông tin liên quan. Một động lực quan trọng khác dẫn đến quyết định mua hàng và sở thích của khách hàng là sự hiện diện của thương hiệu. Khi các thương hiệu cung cấp nội dung có liên quan và đáng tin cậy trên trực tuyến sẽ làm tăng mức độ ưa thích của người tiêu dùng lên hơn 70%.
Thương hiệu có thể giúp người mua đi đến quyết định mua hàng khi mọi người muốn mua sắm một cách rõ ràng . Để nuôi dưỡng lòng tin của người tiêu dùng và định hình hành trình của khách hàng tốt hơn, trước tiên các thương hiệu cần hiểu được cảm xúc thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Cảm xúc thúc đẩy việc ra quyết định
Hành trình của khách hàng được đánh dấu bằng cảm xúc. Mọi khách hàng đều muốn cảm thấy chắc chắn và tự tin trước khi mua hàng. Khi họ hoài nghi, họ muốn cảm thấy sự thuyết phục. Khi họ bối rối, họ muốn sự rõ ràng. Vì vậy, trước khi mua hàng, khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin để xác định cảm xúc của mình. Trong nghiên cứu của Think with Google, 57% người được hỏi cho biết họ nghiên cứu trước khi mua hàng để cảm thấy tin tưởng vào những gì họ đang mua và 69% cho biết họ nghiên cứu thông tin sản phẩm để đảm bảo nhận được đúng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cần.
Nhu cầu giải quyết cảm xúc này thúc đẩy khách hàng tìm đến tất cả các nguồn thông tin: phương tiện truyền thông xã hội, trình tổng hợp web, trang web đánh giá, cửa hàng hoặc gia đình và bạn bè. Không có gì ngạc nhiên khi 81% người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ các thương hiệu cung cấp thông tin khiến họ cảm thấy được trao quyền quyết định mua hàng của mình.
Search là touchpoints hàng đầu đối với người mua sắm trong hành trình khách hàng đầy cảm xúc của họ. Công cụ Search sắp xếp và ngữ cảnh hóa thông tin có sẵn trực tuyến, đồng thời kết nối người mua với các touchpoints trực tuyến khác. 73% những người tham gia nghiên cứu của Think with Google sử dụng một hoặc nhiều touchpoints trực tuyến thông qua một công cụ tìm kiếm.
Khi khách hàng khám phá và đánh giá các lựa chọn, thương hiệu có thể giúp họ cảm thấy được trao quyền bằng cách cung cấp cho họ thông tin hữu ích, chẳng hạn như thông số sản phẩm rõ ràng, đánh giá sản phẩm chính hãng hoặc thông tin từ các chuyên gia. Responsive Search Ads (RSAs – Quảng cáo tìm kiếm thích ứng) đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Giải pháp máy học của Google Ads sử dụng các dòng tiêu đề và mô tả do các nhà tiếp thị cung cấp để tạo các quảng cáo kết hợp phù hợp với các Truy vấn tìm kiếm. Điều này giúp tăng tốc độ tìm kiếm thông tin và tăng trung bình 7% tỷ lệ chuyển đổi cho các thương hiệu.
Khách hàng muốn các nguồn thông tin đáng tin cậy
Khách hàng nhận thấy điều quan trọng hơn trước đây là có các nguồn thông tin đáng tin cậy để củng cố niềm tin khi mua hàng của mình. So với trước COVID-19, 87% người nói rằng việc tìm nguồn thông tin đáng tin cậy hiện nay quan trọng hơn. 85% nói rằng họ sẽ mua hàng từ các thương hiệu cung cấp thông tin đáng tin cậy và 63% sẽ không mua hàng từ các thương hiệu cung cấp thông tin không liên quan.
Sự đầu tư của Google vào các công nghệ mới và quy trình nghiêm ngặt trong những năm qua đã cải thiện mức độ liên quan và chất lượng của các thuật toán và kết quả của Search. Những cải tiến này giúp khách hàng dễ dàng khám phá những gì họ cần và lọc các nguồn có thẩm quyền hơn. Các thương hiệu có thể tận dụng Search để xây dựng lòng tin của khách hàng bằng cách tạo nội dung trực tuyến đáng tin cậy và có liên quan, chẳng hạn như các trang đích với thông tin và mô tả sản phẩm rõ ràng, sau đó Search sẽ cung cấp cho thương hiệu những khách hàng tiềm năng.
Nghịch lý của sự lựa chọn
Nghiên cứu tất cả thông tin liên quan về một sản phẩm hoặc dịch vụ là điều quan trọng để người tiêu dùng đạt được giải pháp cảm tính về quyết định mua hàng của họ, nhưng tình trạng quá tải thông tin trong quá trình này thực sự có thể cản trở việc ra quyết định. Trong nghiên cứu của Think with Google, 94% người nói rằng điều quan trọng là phải nghiên cứu trước khi mua hàng. Tuy nhiên, 80% người được hỏi gặp khó khăn khi đưa ra quyết định mua hàng do họ được cung cấp quá nhiều thông tin hoặc quá nhiều lựa chọn.
Để giảm bớt tình trạng tê liệt lựa chọn của người mua hàng, các thương hiệu nên có mặt vào đúng thời điểm để hướng dẫn người mua hàng tìm kiếm thông tin. Trong nghiên cứu của Think with Google, 84% người nói rằng họ sẽ mua hàng từ một thương hiệu cung cấp thông tin hữu ích khi họ đang tìm hiểu các lựa chọn.
Các thương hiệu có thể sử dụng công nghệ máy học để cung cấp thông tin phù hợp và được cá nhân hóa cho những người mua sắm nghiên cứu thông tin thông qua trực tuyến. Với từ khóa rộng và mức giá thông minh, các thương hiệu có thể đảm bảo quảng cáo của họ tiếp cận các truy vấn tìm kiếm phù hợp hơn và thúc đẩy quyết định mua hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi thương hiệu kết hợp 2 điều trên 1 cách hợp lý, tỷ lệ chuyển đổi của họ tăng lên 25%.
Bài viết được trích dẫn và tổng hợp từ “Think with Google
“Chỉ 8% khách hàng cảm thấy các thương hiệu nên ngừng quảng cáo trong thời gian đại dịch”
Xu hướng chi tiêu cho quảng cáo
COVID-19 được cho là sẽ làm thay đổi vĩnh viễn cách người tiêu dùng hành xử.
Theo nghiên cứu của eMarketer vào tháng 02/2019, chi tiêu của các thương hiệu cho digital marketing đã chính thức vượt qua marketing truyền thống với mức chi chiếm một nửa tổng chi quảng cáo toàn cầu. Mức chi này được dự báo sẽ đạt 333.25$ vào năm 2023 (chiếm khoảng 2/3 tổng chi tiêu truyền thông toàn cầu).
Dữ liệu do WARC (Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới) công bố cũng cho thấy sự thay đổi tương tự trong chi tiêu cho quảng cáo trên tất cả các phương tiện trước và sau khi COVID-19 xuất hiện.
Giám đốc điều hành Publicis, Jo Coombes cho rằng: “COVID là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trên quy mô lớn.”
Dữ liệu tổng hợp cho thấy địa điểm khách hàng tìm kiếm và mua sắm đang thay đổi nhanh chóng.
Khách hàng đã thay đổi
Các nền tảng trực tuyến đang không ngừng phát triển để bắt kịp với sự thay đổi trong hồ sơ khách hàng và nhu cầu người tiêu dùng trong đại dịch Covid-19.
Năm 2020, đại dịch và phong tỏa đã khiến những người ưa thích mua sắm truyền thống bắt đầu chuyển đổi qua sử dụng phương tiện kỹ thuật số. Kỹ thuật số dần trở thành một giải pháp, một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản như mua sắm thực phẩm, giao tiếp, giải trí và cập nhật thông tin.
Cuộc khảo sát toàn cầu trên 35.000 người tiêu dùng của Kantar trong thời gian giãn cách xã hội cho thấy chỉ 8% khách hàng cảm thấy các thương hiệu nên ngừng quảng cáo trong thời gian đại dịch, 74% cho rằng các thương hiệu nên tránh mạo hiểm trong thời gian này. 30% người tham gia khảo sát cho rằng các thương hiệu nên giảm giá và 19% cho rằng các thương hiệu nên cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác quản lý các truy vấn của khách hàng.
50% người được khảo sát cho rằng doanh nghiệp nên duy trì việc truyền thông một cách nhẹ nhàng. 41% cho rằng nên tránh sự hài hước trong truyền thông. Hơn một nửa nhóm khảo sát cho rằng các thương hiệu nên tương tác với khách hàng theo cách mà họ luôn làm.
Marketing đã phát triển như thế nào để đáp ứng với COVID-19
Các nền tảng CRM tích hợp cao, chatbots hỗ trợ tiếp thị, trò chuyện và chức năng nuôi dưỡng email không phải là những công cụ tiếp thị mới mẻ, nhưng chúng đều trở nên rất có ích trong những tháng gần đây.
Công nghệ đang giúp các marketers thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng ngay cả trong thời gian chưa từng có này. Thách thức đối với các marketers là làm sao chọn được các công cụ phù hợp và tích hợp chúng một cách hiệu quả để có thể tận dụng tối đa chức năng và cơ hội mà các công cụ đó cung cấp.
Một trong những công cụ thú vị mới ra đời gần đây là Google Trends. Google Trends là một tính năng tìm kiếm cho biết tần suất một cụm từ được tìm kiếm trong Google. Nó là một công cụ quan trọng trong việc phân tích ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu đối với hoạt động truyền thông kỹ thuật số. Google Trends giúp các marketers hiểu được những thay đổi trong lối sống, hành vi và thái độ của khách hàng. Các cụm từ tìm kiếm và cách chúng thay đổi cung cấp cho các marketers cái nhìn sâu sắc về khách hàng trọng điểm.
Ví dụ: Trong thời gian đầu giai đoạn lockdown, khi mọi người có ở nhà nhiều hơn, Google Trends đã ghi nhận các cụm từ tìm kiếm như “công thức nấu ăn” và “ý tưởng cocktail” tăng vọt. Thời gian tiếp theo của lockdown, có vẻ như việc nấu nướng tại nhà liên tục đã khiến cụm từ như “cách giảm mỡ bụng” gia tăng.
Dữ liệu từ Google Trends được sử dụng để xây dựng nội dung phù hợp với những gì mọi người đang tìm kiếm trở nên quan trọng hơn trong tương tác với khách hàng ở hiện tại và tương lai.
Bài viết được trích dẫn và tổng hợp từ “Innovation visual”.
Brand Lift Survey Facebook sẽ đánh giá hiệu quả quảng cáo dựa trên phản hồi của khách hàng về chiến dịch.
Thay vì đo lường các tương tác với quảng cáo (clicks, comments và shares), Facebook sẽ đo lường tác động trực tiếp của quảng cáo dựa trên hành vi của khách hàng trong suốt thời gian online. Về cơ bản, Facebook sẽ thực hiện cuộc khảo sát trên một nhóm người dùng được chọn để đo lường hiệu suất quảng cáo về brand awareness (nhận biết về thương hiệu), ad recall (ghi nhớ quảng cáo) và message association (liên tưởng về thương hiệu).
Brand Lift Survey Facebook giúp thương hiệu trả lời những câu hỏi sau:
Khách hàng có thực sự nhìn thấy quảng cáo của thương hiệu không?
Khách hàng có nhớ đã xem quảng cáo đó không?
Khách hàng có nhớ tới thương hiệu hay không?
Khách hàng hiểu gì về thương hiệu?
Khách hàng mục tiêu có biết đến thương hiệu nhiều hơn sau khi xem quảng cáo không?
Khách hàng có thái độ tích cực với thông điệp thương hiệu truyền tải không?
Quảng cáo của thương hiệu có gây hứng thú cho người tiêu dùng không?
Brand Lift Survey Facebook hoạt động như thế nào?
Facebook sẽ chia khán giả thành hai nhóm: nhóm thấy quảng cáo (Exposed group) và nhóm không thấy quảng cáo (Control group). Sau đó, cả hai nhóm sẽ nhận được một khảo sát có cùng số lượng và loại câu hỏi để phân tích hiệu quả của chiến dịch.
Sự khác biệt về cách trả lời giữa nhóm Exposed group và nhóm Control group sẽ cho phép đo lường tác động trực tiếp của quảng cáo.
Quảng cáo có hiệu quả nếu những người thuộc nhóm Exposed group có xu hướng nhớ thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu mọi người không nhớ, không biết về quảng cáo, hay thương hiệu, điều này có nghĩa là các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số có thể không hiệu quả.
Facebook hỏi gì trong Brand Lift Survey Facebook?
1. Bạn đã xem quảng cáo trực tuyến cho [BRAND / PRODUCT] trong 2 ngày qua không?
2. Điều nào sau đây xuất hiện đầu tiên khi bạn nghĩ đến [PRODUCT]?
3. Bạn sẽ giới thiệu [BRAND / PRODUCT] cho bạn bè ?
4. Bạn đã từng nghe nói về [BRAND] chưa?
5. Bạn có mua/cân nhắc [BRAND / PRODUCT] trong lần mua sắm [CATEGORY] tiếp theo không?
Báo cáo Brand Lift Survey Facebook trông như thế nào?
Sau khi nghiên cứu nâng cao thương hiệu đã được khởi chạy, khách hàng mục tiêu sẽ được chia thành nhóm thử nghiệm và nhóm kiểm soát.
• Nhóm thử nghiệm chứa những người dùng thấy quảng cáo
• Nhóm kiểm soát bao gồm những người dùng không thấy quảng cáo
Những người trong nhóm được tiếp xúc nhìn thấy quảng cáo sẽ trở thành một phần của nhóm được tiếp xúc.
Sự khác biệt giữa nhóm tiếp xúc và nhóm kiểm soát sau đó được phân tích và trình bày trong một báo cáo:
Những lưu ý khi thực hiện Brand Lift Survey Facebook?
1. Đảm bảo rằng không có sự trùng lặp giữa các chiến dịch và đối tượng khảo sát. Nếu đang chạy nhiều chiến dịch, hãy sử dụng Audience Overlap để đảm bảo không có sự trùng lặp trên.
2. Brand Lift Survey Facebook tốn kém chi phí (Cần ít nhất $ 175,000 để thực hiện một survey), và con số này rất có thể sẽ thay đổi theo thời gian.
3. Nếu là một công ty nhỏ, nên sử dụng social listening tool để hiểu rõ hơn về thương hiệu số của mình.
4. Xác định rõ mục tiêu: Đảm bảo rằng bạn có thể so sánh với các nghiên cứu khác đã thực hiện với thương hiệu của mình thông qua các kênh truyền thống.