Trong những năm gần đây, ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam nhìn chung đang tăng trưởng nhanh chóng. Người dân ngày càng tiêu thụ hàng tiêu dùng nhiều hơn trong cuộc sống vì thu nhập của họ ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng của họ đã thay đổi đáng kể trong năm qua vì ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Đặc biệt là sự chuyển đổi từ hành vi mua hàng trực tiếp sang trực tuyến.

1. Tổng quan thị trường FMCG 2022 

Tổng quan thị trường

Hai năm qua là hai năm khó khăn cho thị trường FMCG tại Việt Nam khi khối lượng tiêu thụ chững lại sau đại dịch và giá trị thị trường tăng trưởng chủ yếu do tăng giá trung bình.

Bức tranh thị trường bán lẻ

Tính đến Q4 năm 2022, tốc độ tăng trưởng của kênh trực tuyến đang chững lại so với cùng kỳ năm 2021 tuy nhiên vẫn trong mức tăng trưởng với siêu thị mini và cửa hàng chuyên doanh. Giá trị các kênh mua sắm hiện đại và truyền thống (đặc biệt là chợ) đang cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ so với năm ngoái. 

2. Suy thoái kinh tế: Sóng gió toàn cầu

Các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2023 trước khi hồi phục vào năm 2024. 

Kinh tế vĩ mô Việt Nam 

Dù kết thúc năm 2022 với GDP cao kỷ lục, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2023 với rủi ro lớn nhất là lạm phát.

Mối quan tâm của người tiêu dùng

Giá cả leo thang khiến người tiêu dùng trở nên lo lắng hơn về việc làm và thu nhập, trong bối cảnh sa thải hàng loạt diễn ra từ Q4’22. Điều này dẫn đến người tiêu dùng sẽ siết chặt chi tiêu và cân nhắc kĩ hơn khi mua sắm.

Vậy Thương hiệu/nhà bán lẻ ứng phó ra sao?

  • Thấu hiểu cách người tiêu dùng phản ứng với tình hình giá thay đổi khác nhau như thế nào với từng ngành hàng. 
  • Cân bằng giữa việc tăng giá và xây dựng thương hiệu, đồng thời bù đắp giá cả gia tăng bằng chất lượng sản phẩm và thông điệp phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.

3. Mua sắm trực tuyến tiếp tục dẫn đầu xu hướng

Chi tiêu cho mua sắm trực tuyến 

Mua sắm trực tuyến bao gồm Thương mại điện tử (eCommerce) và Thương mại xã hội (Social commerce) tiếp tục tăng trưởng hai chữ số nhờ tăng tần suất mua sắm và chi tiêu mỗi dịp mua so với năm 2021. 

Ngành Chăm sóc cá nhân và Chăm sóc nhà cửa tiếp tục dẫn đầu kênh online. 

Bên cạnh đó, thức uống không cồn vươn lên trở thành top ngành hàng FMCG tăng trưởng nhanh trong năm nay.

Những xu hướng mới nổi tạo động lực tăng trưởng cho kênh Online 

Mạng xã hội TikTok tích hợp với chức năng mua sắm giúp người tiêu dùng tiếp cận thương hiệu mới / thương hiệu nhỏ dễ dàng hơn. Giá trị mua sắm-giải trí tại Việt Nam dự kiến đóng góp hơn 30% giá trị thị trường ecommerce vào năm 2025.

Sự tăng trưởng của TikTok TikTok Shop đã chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng kể từ khi ra mắt vào đầu năm 2022. Trong vòng 1 năm, TikTok Shop đã vượt qua các ông lớn ngành Thương mại điện tử như Tiki, Sendo và trở thành top 3 kênh online có Doanh thu lớn nhất tại Việt Nam vào cuối năm 2022. 

4. Wellness – Sống hạnh phúc & khỏe mạnh

Sức khỏe là yếu tố quan trọng khi chọn mua sản phẩm 

Đại dịch đã tạo động lực cho người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm F&B có lợi ích dinh dưỡng hoặc các thức ăn/uống thay thế lành mạnh (chế độ ăn lành mạnh hơn, giảm chất béo, sản phẩm không đường). 

Trong 4 dịp uống sẽ có 1 dịp uống vì sức khỏe 

Thức uống với các lợi ích sức khỏe khác nhau ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là nhóm Millennials, cho thấy mối quan tâm về sức khỏe hiện hữu ở mọi lứa tuổi. 

5. Hành trình sống bền vững

Người Việt nghĩ gì về sống bền vững?

Sau đại dịch, chủ đề sống bền vững được quan tâm hơn. Hơn một nửa người tiêu dùng có ý thức về tác động môi trường và nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng đó. Người tiêu dùng sẵn sàng hành động nếu thương hiệu không có trách nhiệm bảo vệ môi trường. 

Từ nhận thức tới hành động

Tuy vậy, khảo sát cho thấy vẫn hiện hữu khoảng cách giữa nhận thức và hành động trong việc tiêu dùng xanh. Nhiều người cảm thấy khó thay đổi hành vi dùng sản phẩm từ nhựa và cho rằng sản phẩm thân thiện môi trường thường đắt tiền và khó tìm. 

Sự tiên phong cần đến từ nhãn hiệu/NSX để giúp người tiêu dùng thu hẹp khoảng cách giữa mong muốn và hành động: 

• Từng bước đổi mới để các sản phẩm bền vững với môi trường dễ tiếp cận hơn với chi phí hợp lý.

• Hợp tác cùng cơ quan nhà nước để cải thiện hệ thống xử lý rác thải và tuyên truyền về những hành động tiêu dùng/mua sắm cụ thể giúp giảm thiểu tác động lên môi trường

Nguồn: Kantar