Khi thương hiệu biết họ đang phục vụ ai và những cá nhân đó đặc biệt quan tâm đến điều gì, họ có thể xác định mục đích của mình như một yếu tố khác biệt trong cạnh tranh và điều hướng theo nhứng gì mà người tiêu dùng đang mong đợi.

Trong nghiên cứu về xu hướng markering toàn cầu 2022, Deloitte đặt ra câu hỏi liệu người tiêu dùng có thực sự đưa ra quyết định mua hàng dựa trên những gì một thương hiệu đại diện không? 

Để tìm ra đáp án cho thắc mắc trên, Deloitte đã khảo sát 11500 người tiêu dùng toàn cầu về lý do họ lựa chọn mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của một thương hiệu cụ thể trên 8 danh mục mặt hàng khác nhau (ô tô, du lịch, quần áo và giày dép, sắc đẹp và chăm sóc cá nhân, thiết bị gia dụng, đồ nội thất, điện tử và ngân hàng). Kết quả cho thấy giá cả và chất lượng vẫn là sự ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng.

Hình 1. Mức độ quan tâm đến giá cả và chất lượng

Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu sâu hơn, Deloitte phát hiện ra rằng: 25% người tiêu dùng từ 25 tuổi trở xuống coi tính bền vững là tiêu chí hàng đầu để mua sắm các sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp. 29% cho biết sự an toàn là điều kiện tiên quyết khi họ du lịch. Và 42% cho biết họ trung thành hơn với các thương hiệu cam kết giải quyết bất bình đẳng xã hội.

Hình 2. Tiêu chí khác

Có thể thấy giá cả và chất lượng là điều chắc chắn các thương hiệu cần để tâm. Tuy nhiên, đây lại là hai khía cạnh phần lớn thuộc về đặc điển của hàng hóa, không phải là điểm khác biệt. Vì vậy, để tạo ra sự khác biệt, thương hiệu cần quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố khác bao gồm cả mục đích.

Để xác định mục đích như một yếu tố khác biệt trong cạnh tranh, Deloitte đề xuất một số hành động thương hiệu có thể thực hiện:

Bắt đầu với “nét đặc trưng” của doanh nghiệp, sau đó tinh chỉnh thông qua giá trị của các bên liên quan. 

Có nhiều khía cạnh bên trong hình thành lên một thương hiệu – giá trị, lịch sử, sản phẩm và dịch vụ – đó là những điều làm cơ sở cho mục đích của thương hiệu. Tuy nhiên, kỳ vọng và giá trị của các bên liên quan cũng có thể định hình mục đích đó. Doanh nghiệp có thể xem xét điểm mạnh của mình khi quyết định tập trung vào những vấn đề nào để tạo ra tác động hữu hình. Điều này có thể ngăn thương hiệu quá chú trọng vào những vấn đề mà họ không được trang bị để tạo ra tác động.

Mục đích yêu cầu doanh nghiệp sự liên kết và tính trách nhiệm. 

Các thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất thường hay đo lường mục đích của họ hơn, từ việc phân phối sản phẩm đến quá trình đánh giá của nhân viên. Việc thiết lập các chỉ số hiệu suất chính có thể giúp đảm bảo thương hiệu liên tục giữ mục đích ở vị trí trung tâm – và phù hợp với mục đích đó trong toàn bộ tổ chức. 

CMO kết nối mục đích và trải nghiệm của khách hàng. 

CMO được định vị để mang lại tiếng nói của khách hàng tới doanh nghiệp và đảm bảo mục đích đó được gắn liền với mọi điểm tiếp xúc của khách hàng. Điều này bao gồm thông điệp thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, các nhân viên chịu trách nhiệm cung cấp những trải nghiệm cho khách hàng.

Bài viết được trích dẫn và tổng hợp từ “Deloitte”

Link: https://www2.deloitte.com/us/en/insights/topics/marketing-and-sales-operations/global-marketing-trends.html

Tổng hợp: Data-insights Admicro.