5 điều thú vị trong thói quen tiêu dùng đồ uống của người Việt

1. Thị hiếu tiêu dùng tại nông thôn dần bắt kịp thành thị

3 nhóm ngành hàng chiếm thị phần lớn nhất ở cả thành thị và nông thôn là Trà, Thức uống dinh dưỡng và Cà phê.

Có một vài sự khác biệt về mức độ yêu thích đồ uống của Gen Z ở nông thôn và thành thị.

2. Sự bùng nổ về loại đồ uống và hương vị

Người tiêu dùng lựa chọn nhiều loại thức uống khác nhau trong tuần.
Đặc biệt nhóm trẻ 19-24 tuổi có thói quen uống đa dạng nhất, nhưng lại có tần suất uống thấp hơn các độ tuổi khác.

Nhiều loại thức uống mới xuất hiện với nhiều công thức và hương vị khác nhau.

3. Kênh đặt hàng trực tuyến tăng trưởng nhanh chóng

Xu hướng đặt đồ uống online đã bắt đầu bùng nổ từ năm 2019, và hiện vẫn phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Covid 19.

Đối với nhóm Gen Z, xu hướng mua sắm trực tuyến đứng trong Top 5 những kênh mua đồ uống năm 2022, tăng 3 hạng so với năm 2019. Nhóm Gen Z đặt đồ uống online với tần suất là 3 ngày 1 lần. Bên cạnh đó, Top 3 nền tảng giao hàng mà nhiều người sử dụng nhất là ShopeeFood, GrabFood và Baemin.

Người tiêu dùng chủ yếu đặt đồ uống về nhà, sau đó là công ty.

Top 3 thức uống được order qua các nền tảng giao hàng là trà sữa, trà pha sẵn và sữa tươi trân châu đường đen. Trong đó có 59% NTD đặt về nhà thưởng thức và 35% đặt giao tới công ty/cơ quan.

4. Xu hướng ăn uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe ở nhóm tiêu dùng trẻ.

Không chỉ người già mà ngay cả nhóm trẻ, đặc biệt là Gen Z và Millennials cũng quan tâm và lựa chọn thức uống vì mục đích sức khỏe.

Gen X những người có độ tuổi từ 45-60 họ hay chọn những thức uống giúp tăng cường sức khỏe và tăng đề kháng. Đối với NTD Millennials lại chú trọng đồ uống có công dụng thanh lọc cơ thể và làm đẹp da hơn. Khi lựa chọn đồ uống Gen Z sẽ quan tâm tới những thức uống giúp cải thiện tiêu hóa và làm đẹp da.

Ngày nay, thị trường tiêu dùng Việt Nam cung cấp nhiều loại đồ uống đa dạng phục vụ cho nhiều mục đích sức khỏe khác nhau. Dưới đây là 1 số nhóm thức uống tốt cho sức khỏe được NTD quan tâm:

5. Cá nhân hóa

Việc lựa chọn tiêu dùng các loại thức uống có sự khác biệt giữa các vùng miền, độ tuổi và giới tính.

Thế hệ Alpha không chỉ tác động đến sự lựa chọn của ba mẹ mà còn là người ra quyết định mua sắm đồ uống.

Khảo sát cho thấy có 1/3 trẻ từ 7-12 tuổi tự mua thức uống ít nhất 1 lần trong tuần. Tỷ lệ từ 13-18 tuổi tự mua đồ uống 1 lần/tuần lên đến 83%.

→ Cá nhân hóa càng trở nên quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên cả hai nền tảng online – offline.
→ Sức khỏe & hương vị là 2 yếu tố song song cần được chú ý khi tiếp cận với người tiêu dùng.

Nguồn: https://www.kantarworldpanel.com/vn/news/Vietnam-Beverage-Consumption-2022

Tổng hợp: Data-insights Admicro.